Tor tuyển dụng chuyên gia góp ý cho chương trình sinh hoạt Câu lạc bộ “Người cha trách nhiệm”

PV Thứ tư, ngày 23/10/2024 16:37 PM (GMT+7)
Ban Quản lý Dự án VNM10P05: Dự án Phòng, chống và ứng phó với bạo lực giới và các thực hành có hại khác thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cần tuyển 01 chuyên gia góp ý cho chương trình sinh hoạt định kỳ từ tháng 10/2024 - tháng 02 năm 2025 cho Ban điều hành Câu lạc bộ “Người cha trách nhiệm” như sau:
Bình luận 0

I. Thông tin chung

Chương trình Làm cha trách nhiệm (LCTN) được xây dựng và triển khai nhằm thu hút những người làm cha tham gia vào các hoạt động thúc đẩy BĐG và phòng ngừa và ứng phó bạo lực với phụ nữ (BLPN). Chương trình LCTN là sáng kiến của tổ chức White Ribbon – Canada dựa trên kinh nghiệm triển khai các Chương trình khác nhau ở các nước trên thế giới. Chương trình sau đó đã được Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) giới thiệu và phối hợp với Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam triển khai tại Việt Nam từ năm 2018 như một phần quan trọng trong chiến lược ứng phó với Bạo lực phụ nữ (BLPN) tại Việt Nam. Kết quả điều tra quốc gia về BLPN năm 2019 cho thấy 62,9% phụ nữ từng có chồng/bạn tình bị bạo lực thể xác, tình dục, tâm lý hoặc bị bạo lực kinh tế do chồng và bạn tình gây ra ở trong đời; 31,6% phụ nữ bị bạo lực trong 12 tháng qua. Bạo lực thể xác do người khác gây ra chủ yếu là thành viên nam trong gia đình, do đó việc vận động nam giới tham gia vào các sáng kiến phòng chống BLPN là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Một nghiên cứu khác năm 2014 về các yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo lực với phụ nữ ở Việt Nam cũng đã chỉ ra rằng phụ nữ dễ bị bạo lực hơn nếu như người chồng của họ là người gia trưởng, có những biểu hiện nam tính độc hại và hành vi kiểm soát người vợ, hoặc người chồng đã từng bị bạo lực từ nhỏ. Chương trình LCTN do vậy khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của nam giới để chuyển đổi nhận thức và thay đổi những hành vi là nguyên nhân gây ra bạo lực.

Chương trình LCTN được thiết kế và triển khai dựa trên cách tiếp cận mang tính dự phòng vì chương trình tập trung vào làm việc với những người chuẩn bị làm cha mẹ (trước khi sinh con), thu hút sự tham gia của những người chuẩn bị làm cha trong các sáng kiến và vận động chính sách rộng hơn về thúc đẩy quyền của phụ nữ, bao gồm phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (BLG), tăng cường bình đẳng giới và chia sẻ lợi ích của người làm cha mẹ, ...  nhằm xây dựng nền tảng vững chắc, đặc biệt là cho những người cha về cách họ có thể hỗ trợ bạn đời của mình trong khi mang thai, cũng như đảm nhận trách nhiệm về vai trò mới của họ khi làm cha như thế nào. Đây là cách tiếp cận mang tính tích cực, thúc đẩy các điểm mạnh của các nam giới chuẩn bị làm cha, đồng thời huy động được sự ủng hộ và mối quan tâm của họ đối với chương trình. Căn cứ theo kết quả Đánh giá nhu cầu, thiết kế của Chương trình LCTN sau đó đã được chỉnh sửa phù hợp với bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam. Từ đầu năm 2018, UNFPA đã hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho HND để tiên phong triển khai thí điểm chương trình này tại tỉnh Quảng Bình với 05 câu lạc bộ "LCTN" được thành lập và sau đó được mở rộng ra các tỉnh Bắc Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu từ tháng 01.2020 với 9 câu lạc bộ LCTN (Bắc Giang 05 và Bà Rịa – Vũng Tàu 04).Tiếp nối thành công của mô hình, năm 2023 trong khuôn khổ dự án VNM10P05, UNFPA tiếp tục hỗ trợ HND nhân rộng mô LCTN tại 03 tỉnh và thành lập 15 câu lạc bộ LCTN tại cộng đồng. Thông tin chi tiết về công việc

1. Mô tả công việc

Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật triển khai chương trình LCTN chịu trách nhiệm trước Ban Xã hội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ban Quản lý dự án VNM10P05 trong việc góp ý, hướng dẫn cho chương trình sinh hoạt định kỳ của câu lạc bộ trong mô hình 3 tỉnh, thành phố (Bắc Ninh, Lâm Đồng và Đà Nẵng). Chuyên gia có trách nhiệm tham vấn cho Ban Quản lý Dự án VNM10P05 trong suốt quá trình các câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ để có những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp và hiệu quả.

Thời gian: Từ 22 tháng 10/2024 đến tháng 02 năm 2025.

Địa điểm làm việc: Online.

Sản phẩm: Bản góp ý chi tiết cho chương trình sinh họạt định kỳ của mỗi CLB.

2. Nhiệm vụ, thời gian làm việc của chuyên gia:

STT

Nội dung công việc

Tổng thời gian làm việc dự kiến

1

Góp ý, hướng dẫn chi tiết cho nội dung sinh hoạt định kỳ của từng CLB

(2h/CLB x Số lượng CLB thực tế gửi chương trình)

90 giờ

Tổng

90 giờ

Ghi chú: Thời gian làm việc được tính căn cứ trên số lượng thực tế CLB gửi nội dung để chuyên gia góp ý.

3. Thời gian và phương thức làm việc: Online trong 04 tháng (Từ 22/10/2024 đến tháng 28/02/2025)

4. Yêu cầu về học vấn và kinh nghiệm:

• Tốt nghiệp thạc sỹ trở lên chuyên ngành liên quan đến giới hoặc công tác xã

• Có kiến thức và ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bình đẳng giới

• Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm đào tạo, giảng dạy theo phương pháp tích cực mọi cùng tham gia.

• Có kinh nghiệm làm việc với nam giới trong lĩnh vực bình đẳng giới tại cộng đồng và làm việc với các tổ chức quốc tế, các cơ quan liên hợp quốc là một lợi thế.

• Có sự hiểu biết về mô hình Người cha trách nhiệm.

• Có kỹ năng giao tiếp tốt

5. Chế độ đãi ngộ: Chi trả theo định mức chuyên gia được quy định trong Hướng dẫn của LHQ-EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam. Cụ thể:

- Thù lao chuyên gia: 21.25 USD/giờ tỷ giá 24.808 ( tỷ giá áp dụng kỳ từ 15/10/24 theo thông báo của UNFPA) tương đương 527.170 VND/01 giờ làm việc toàn thời gian và được làm tròn số thành 520.000 VND/01 giờ làm việc (Bao gồm: Thuế Thu nhập cá nhân)

Thù lao chuyên gia được thanh toán vào đầu tháng tiếp theo khi chuyên gia gửi Bảng chấm công, sản phẩm góp ý cho mỗi CLB và bên chi trả khấu trừ 10% thuế TNCN.

6. Thông tin liên hệ: Ứng cử viên quan tâm, xin vui lòng gửi hồ sơ ghi rõ "Chuyên gia tư vấn - Mô hình Fatherhood - Dự án VNM10P05"

7. Hồ sơ:

Các ứng viên quan tâm gửi hồ sơ gồm:

• Lý lịch công tác bằng tiếng Việt trong đó thể hiện rõ các kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển.

• Bản sao công chứng các văn bằng chứng chỉ có liên quan.

9. Hình thức gửi:

Gửi qua đường Công văn, trực tiếp, email: Phong bì dán kín gửi về địa chỉ sau:

Đ/c Vũ Thị Thanh Hà, Ban Xã hội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, số 9 phố Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ đình II, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội và gửi qua đường email: vuthithanhha76@gmail.com Số điện thoại: 0983338576

10. Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày 26/10/2024

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem