TP.Vũng Tàu yêu cầu đi làm bằng xe đưa đón, giao hàng phải xét nghiệm âm tính, người dân phản ứng ra sao ?

Nha Mẫn Thứ hai, ngày 19/07/2021 11:56 AM (GMT+7)
Lãnh đạo thành phố Vũng Tàu cho biết, thành phố đã cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định áp dụng phương án kiểm soát chặt người đi lại trong thời gian áp dụng chỉ thị 16. Người dân dù lo lắng nhưng vẫn ủng hộ.
Bình luận 0

Ngày 19/7, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn, UBND TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã ban hành công văn về việc tăng cường biện pháp kiểm soát người lưu thông trong thành phố để đảm bảo an toàn những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Người dân phản ứng ra sao trước việc TP.Vũng Tàu yêu cầu đi làm bằng xe đưa đón, giao hàng phải xét nghiệm âm tính? - Ảnh 1.

TP. Vũng Tàu yêu cầu người giao hàng phải xét nghiệm Covid-19 ba ngày một lần (Ảnh: Nha Mẫn)

Tuy nhiên việc yêu cầu phải có xe đưa đón đã khiến một số công nhân và doanh nghiệp trên địa bàn TP.Vũng Tàu tỏ ra khá lo lắng vì sợ không kịp đón lao động để đảm bảo chuỗi sản xuất hoạt động kịp thời.

Anh Nguyễn Văn Nam người giao hàng trên địa bàn TP.Vũng Tàu chia sẻ: "Thành phố ra quyết định như vậy tôi lo lắng vì sợ tốn thêm tiền xét nghiệm do giấy xét nghiệm chỉ có thời hạn 3 ngày. Nhưng trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp chúng tôi cũng lo lắng vì tính chất công việc phải di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, dẫn đến nguy cơ có thể bị nhiễm bệnh nếu lỡ tiếp xúc với F0 trong cộng đồng. Do đó tôi thấy quyết định của thành phố là cần thiết và chúng tôi ủng hộ".

Người dân phản ứng ra sao trước việc TP.Vũng Tàu yêu cầu đi làm bằng xe đưa đón, giao hàng phải xét nghiệm âm tính? - Ảnh 2.

Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm soát chặt người ra vào (Ảnh: Nha Mẫn)

Còn chị Nguyễn Thị Hương, công nhân khu công nghiệp Đông Xuyên cũng đã xếp đồ đạc để vào ở hẳn trong công ty tránh việc đi lại khó khăn.

Chị Hương nói, với tình hình như hiện nay ai cũng có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh nên việc hạn chế đi lại, di chuyển có bài bản là điều cần thiết. Được công ty vận động nên chị quyết định vào cắm chốt ở công ty để an tâm sản xuất.

Chị Hương trải lòng: "Cũng lo lắng và buồn lắm vì phải xa gia đình tận mười mấy ngày nhưng vì dịch bệnh mà, mỗi người cần nâng cao ý thức vì cộng đồng. Phải như vậy mới sớm hết dịch để ổn định lại cuộc sống. Tôi mong ai cũng nên hi sinh cái tôi cá nhân một chút để cùng tuyến đầu sớm dập dịch".

Người dân phản ứng ra sao trước việc TP.Vũng Tàu yêu cầu đi làm bằng xe đưa đón, giao hàng phải xét nghiệm âm tính? - Ảnh 3.

Bà Rịa - Vũng Tàu chờ đợi vaccine tiêm cho người lao động.

Trước những lo lắng của người dân, ông Hà Hữu Dũng, Phó Ban Tuyên giáo TP.Vũng Tàu cho biết, do các ca nhiễm bệnh tập trung ở phường 11,12 và Rạch Dừa nên nguy cơ lây nhiễm vào các doanh nghiệp cao. Song song đó cũng có thể phát sinh lây nhiễm bệnh từ doanh nghiệp ra ngoài. 

Vì vậy thành phố đã cân nhắc kỹ trước khi quyết định phương án trên nhằm kiểm soát chặt lượng người, phương tiện đi lại, tránh xảy ra việc phát sinh thêm chuỗi lây nhiễm mới. 

Riêng đối với người giao hàng do họ lưu thông nhiều nơi, nhiều khu vực, tiếp xúc nhiều người nên liên tục xét nghiệm sàng lọc là điều cần thiết. Cần tránh tình trạng có thể đưa dịch bệnh từ khu vực này sang khu vực khác, ảnh hưởng đến nỗ lực chống dịch suốt nhiều ngày qua của thành phố.

Ngày 19/7, UBND TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã ban hành công văn về việc tăng cường biện pháp kiểm soát người lưu thông trong thành phố, nhưng quyết định mới này khiến nhiều người dân tỏ ra lo lắng.

TP. Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sắp xếp bố trí "3 tại chỗ" (cùng ăn, ở, sản xuất) và "3 cùng" (cùng làm việc, cùng đi một phương tiện, cùng nghỉ một nơi) cho người lao động. Trường hợp không bố trí được "3 tại chỗ" thì yêu cầu tổ chức xe ôtô đưa đón người làm việc đi - về. Và xe phải bố trí ghế giãn cách, không quá 50% số ghế, không quá 20 người.

Đặc biệt từ nay cho đến hết giãn cách TP.Vũng Tàu "không cho phép người lao động sử dụng xe hai bánh, đi bộ" để đi làm. Mục đích để kiểm soát tránh để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, mất kiểm soát.

UBND TP. Vũng Tàu cũng chỉ cho phép nhân viên giao hàng và người lao động làm việc tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các cơ sở cung ứng lương thực thực phẩm được sử dụng xe môtô đi lại nhưng phải có giấy xét nghiệm không nhiễm Covid-19 trong vòng 3 ngày kể từ ngày xét nghiệm.

Riêng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được phép sử dụng xe môtô để di chuyển trong thời gian thực hiện công vụ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem