Trà cổ thụ
-
Suốt mấy chục năm qua, ông Mùa A Khư ở bản Móng Vàng, xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đã dày công trồng và giữ nghề sao trà shan tuyết. Ông Khư đang là người giữ nhiều cây trà cổ thụ nhất của vùng cao huyện Bắc Yên và cây trà cổ thụ đã mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình ông.
-
Từ lâu đồng bào Mông hai xã Hang Kia, Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đã biết khai thác hoa trà cổ thụ "ướp" trong ống tre. Hoa trà được lấy từ những cụ trà Shan tuyết hằng trăm năm tuổi. Đây là loại trà đặc sản mà ít người có hội thưởng thức.
-
Xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) được coi là nóc nhà của xứ Mường. Nơi này là xứ sở của cây trà shan tuyết cổ thụ. Ngày nay, rừng trà cổ thụ đang dần biến mất, nhưng nơi này vẫn còn một "cụ" trà khủng nhất đỉnh Pà Cò: Thân to hơn một người ôm, tán xòe cả chục mét. Cụ trà có tuổi đời ước 500 năm.
-
Xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình từng biết đến là thủ phủ ma túy của miền Tây Bắc. Nhưng chuyện cái chết trắng đã qua từ lâu, giờ đây bà con người Mông nơi đây đã và đang khai thác mạnh cây trà shan tuyết.
-
Bạch trà, trà thâm hay trà thâm hồng bát diện… có tuổi đời lên đến vài chục năm. Tuy trà cổ không có dáng thế kiểu bonsai như cây cảnh nhưng mỗi cây có giá vài trăm triệu đồng.
-
Cây trà to bằng cả ôm người lớn, cao hơn chục mét mọc thành quẩn thể trên đường lên đỉnh Pu Ta Leng, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Bà con người Mông đã biết cách khai thác vườn trà đặc biệt quý hiếm này.
-
Những đại lão mộc trà cả nghìn năm tuổi mọc trên các đỉnh núi cao thuộc các xa miền núi của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai được coi là những viên ngọc quý với người Dao nơi đây. Cây trà cổ thụ đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con.