Công dân Triều Tiên mang hộ chiếu Kim Chol bị hạ độc hôm 13.2.
Christopher Bluth, giáo sư ngành quan hệ quốc tế và an ninh tại đại học Bradford (Anh) nhận định hành động của Triều Tiên không cho công dân Malaysia về nước là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Ông cũng yêu cầu Liên Hiệp Quốc có động thái can thiệp kịp thời trước khi diễn biến căng thẳng leo thang.
Trước đó vào ngày 7.3, Thủ tướng Malaysia Najiv Razak yêu cầu Triều Tiên thả toàn bộ 11 công dân Malaysia đang bị cấm xuất cảnh khỏi Bình Nhưỡng. Những người này bao gồm 4 nhân viên đại sứ quán, gia đình của họ và hai người thuộc Liên Hợp Quốc. Malaysia cũng đáp trả bằng hành động cấm toàn bộ công dân Triều Tiên ở nước này được xuất cảnh.
“Tôi không nghĩ rằng căng thẳng hai bên sẽ dẫn tới chiến tranh vì Malaysia không thể và không nên tấn công Triều Tiên. Đây là một cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao đơn thuần”, Bluth trả lời tờ Daily Mail.
Sau khi một công dân Triều Tiên mang hộ chiếu Kim Chol mà Malaysia khẳng định là anh trai lãnh đạo Kim Jong-un bị hạ độc, quan hệ hai bên xấu đi nhanh chóng. Hai nước trục xuất đại sứ của nhau để đáp trả ngoại giao.
Asri Salleh, học giả Malaysia về quan hệ quốc tế nhận định hai quốc gia đang trải qua “khủng hoảng ngoại giao thông thường” và cách tốt nhất là giải quyết thông qua đàm phán. Asri dẫn trường hợp Malaysia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pakistan năm 1965 rồi nối lại sau đó. Ông khẳng định khủng hoảng với Triều Tiên cần vài tháng để xử lý. Tuy nhiên, xung đột vũ trang giữa hai bên là khả năng có thể được loại bỏ. Xung đột ngoại giao này không dẫn tới chiến tranh”, Asri nói.
Shahriman Lockman từ Viện Chiến lược và Ngoại giao Malaysia khẳng định chính quyền sở tại nên đề phòng trước các cuộc tấn công mạng từ Triều Tiên. Năm 2014, hãng Sony Pictures từng bị tấn công và thủ phạm được cho là các hacker Triều Tiên.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.