Trồng đinh lăng

  • Theo y học cổ truyền rễ đinh lăng có tác dụng thông huyết mạch bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng tính mát có tác dụng giải độc thức ăn.
  • Đinh lăng từng được cây giảm nghèo, thậm chí cây làm giàu, giúp nhiều hộ dân ở Nam Định ăn lên làm ra nhờ loại cây dược liệu này. Nhưng khoảng gần 2 năm trở lại đây cây đinh lăng rớt giá thê thảm và chưa có tín hiệu "ngóc đầu" đi lên.
  • Với ý tưởng nâng cao giá trị kinh tế của củ đinh lăng, anh Trần Phú Lên (26 tuổi) ở xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) đã ứng dụng điêu khắc mỹ nghệ để tạo ra các sản phẩm nghệ thuật từ củ đinh lăng và kiếm hàng trăm triệu đồng từ nghề này.
  • Với tư duy nhanh nhạy, kịp thời nắm bắt xu hướng, nhu cầu, thị hiếu của thị trường, ông Trần Đức Sao (58 tuổi, ở xóm 2, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã gây dựng được một vườn đinh lăng bonsai với nhiều kiểu dáng đẹp. Chính vì cách làm độc đáo, "lạ đời" mang "sâm người nghèo" lên làm bonsai đã mang lại cho ông Sao lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với cách trồng đinh lăng thông thường.
  • Có một vùng đất hàng chục ha tại xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) tưởng chừng như đã bị ngủ quên trong tâm trí người dân nơi đây, đã nhiều năm chỉ là nơi cư trú của lũ chuột và cỏ dại. Vậy mà chỉ sau 3 năm, với bàn tay, trí óc của anh Nguyễn Nhật Duật, mảnh đất như đã bừng tỉnh dậy, trở nên màu mỡ đối với cây đinh lăng và một số cây dược liệu khác.
  • Nhờ mạnh dạn chuyển từ cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng đinh lăng-loài cây được ví như nhân sâm của người nghèo mà mỗi năm ông Phạm Văn Khoa (57 tuổi) ở xóm 7, xã Khánh Công, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng.
  • Do biết cây đinh lăng có nhiều dược tính quý, ông Trần Văn Xuân (ngụ KP.1, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc) đã mạnh dạn trồng gần 1 ngàn gốc. Qua 8 năm chăm sóc, đến nay vườn dược liệu này đến kỳ thu hoạch, hứa hẹn mang về cho gia đình ông khoản thu nhập hơn 500 triệu đồng.
  • Đinh lăng ta được ví như "sâm của người nghèo" bởi tác dụng bồi bổ cơ thể và có giá thành phải chăng. Ông Bùi Văn Sớm (55 tuổi) ở xóm 11, xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định trồng gần 3ha đinh lăng, mỗi năm thu được vài chục tấn sản phẩm đinh lăng các loại, sau khi trừ hết chi phí gia đình ông lãi hàng trăm triệu đồng/ năm. Tính bình quân mỗi sào trồng "sâm của người nghèo" cho lãi hơn 15 triệu đồng.
  • Sau 4 năm chuyển đổi diện tích hồ tiêu sang trồng đinh lăng xen cây ăn quả như sầu riêng, bơ, gia đình ông Lê Cường (thôn Thiên An, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã có nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
  • Đó là chị Vũ Thị Thúy (35 tuổi, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai), người phụ nữ một mình quản lý hơn 1ha cây ăn quả và 1ha đinh lăng. Nhờ sự bản lĩnh và chịu khó, một thân một mình nhưng chị Thúy vẫn thu về từ 500-600 triệu đồng mỗi năm từ các loại cây ăn quả.