Trồng rau dại
-
Từng đọt rau chuỗi ngọc, rau bồ ngót, từng lá rau má, lá rau mồng tơi,...mấy thứ rau này thường mọc hoang dại trong rẫy ngoài ruộng thuở nào, giờ là nguồn thu nhập chính của gia đình ông Tàu, nông dân phường Trà Lồng, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang). Đem rau dại ra chợ bán, ai cũng chặc lưỡi: Rau dại giờ đã lên đời rồi!
-
Là loại rau dại mọc ven các đầm tôm, trảng cát hoặc dọc các cánh đồng muối (huyện Quỳnh Lưu và TX Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) chỉ thu hoạch được một mùa, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, từ khi được thuần hóa, loại rau nhót này cho thu hoạch quanh năm, mang lại thu nhập cao.
-
Tùy theo cách sử dụng mà rau má thường được dùng ăn sống, luộc, nấu canh. Bởi công dụng tuyệt vời nêu trên nên rau má được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Thấy được nhu cầu thị trường, bà Thạch Thị Thương, ở ấp Bưng Cóc, xã Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) đã đầu tư trồng rau má ở 600m2, thu nhập hơn 2,6 triệu đồng/tháng.
-
Thấy được nhu cầu của người tiêu dùng về rau đặc sản, ông Võ Bé trú tại tổ 4, thôn Kế Xuyên 2, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn đưa rau càng cua vào trồng trong vườn nhà. Và bất ngờ, ông Bé đã thu về lợi nhuận cao, mở ra một loại cây trồng mới cho nghề trồng rau ở địa phương.
-
Chỉ với 7.000m2 diện tích nước trồng rau nhút dại, lão nông Đào Văn Hai (ấp Trầu, Phước Thiền, Nhơn Trạch, Đồng Nai) bỏ túi hơn 1 triệu đồng/ngày.
-
Là một trong những người đầu tiên dám đưa bò khai-loài rau dại mọc hoang trên rừng về trồng trong vườn nhà, anh nông dân Trần Văn Khuyến ở xóm 13, xã Cù Vân, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) mang về thu nhập cho gia đình mỗi năm lên tới trên 200 triệu đồng. So với ngô, lúa, rau màu, thu nhập từ rau bò khai này cao hơn cả chục lần.
-
Chị Hoàng Thị Nớm, xóm Bản Kỉnh, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) nhờ mang cây rau dạ hiến-loài rau rừng mọc hoang dại về giâm trồng ở núi đá sau nhà mà giờ có thu nhập cao. Rau dạ hiến, hay còn gọi là rau bò khai khi giâm xuống tốt vù vù, ngọn vươn dài, giòn, dễ gãy và xào lên thì thơm lừng gây cảm giác thèm ăn.
-
Hộ gia đình ông Phạm Văn Lợi Em, ngụ tại ấp Hòa Thọ, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành (Kiên Giang) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng cù nèo. Cù nèo vốn là loại rau đồng mọc hoang dại khắp nơi. Thế nhưng loài rau dại này lại đang mang về thu nhập cao cho nhiều hộ dân. Đây là chuyện lạ ở Kiên Giang.
-
Rau càng cua là loại rau mọc dại rất nhiều ở tỉnh Bình Phước. Những năm gần đây, khi loại rau này bỗng trở thành đặc sản trong các nhà hàng, món ngon vị lạ trong bữa cơm nhiều gia đình Việt thì ông Lê Hữu Thọ, xã Thanh Phú, thị xã Bình Long đã mạnh dạn đưa rau càng cua vào trồng trong nhà kính thu về lợi nhuận cao, mở ra một hước đi mới cho rau càng cua ở Bình Phước.
-
Cây rau móp vừa là một loại rau sạch, đồng thời là cây dược liệu mọc hoang dã ở các vùng trũng ven sông rạch. Loài rau này được anh Lê Văn Hoàng (sinh năm 1965), ấp An Thới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) đem xuống ruộng trồng như cấy lúa. Ngày nào anh cũng hái đọt rau dại này bán với giá 40 ngàn đồng mỗi ký. Đây là mô hình mới lạ mà hay ở huyện Trảng Bàng.