Theo một nguồn tin ngoại giao giấu tên, đến nay Bắc Kinh vẫn chưa nhận được lời mời chính thức nào từ phía Bình Nhưỡng. Điều này đang làm dấy lên những lo ngại về mối quan hệ có phần nguội lạnh gần đây giữa hai nước.
Ông Tập Cận Bình khi còn là Phó Chủ tịch Trung Quốc đã có dịp gặp gỡ cố lãnh đạo Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng năm 2008.
Trước đó, một báo cáo của Ủy ban Xem xét An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung của Mỹ nhận định: “Quan hệ Trung Quốc – Triều Tiên đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ”.
Trong những năm gần đây, việc liên lạc cấp cao giữa hai nước cũng hạn chế hơn.
Tờ Business Insider chỉ ra nguyên nhân chủ yếu là do "Trung Quốc thất vọng với cách hành xử gây bất ổn của Triều Tiên kể từ cuối năm 2012, trong đó có việc thử hạt nhân và các vụ thử tên lửa với tần số cao”. Trong khi đó Triều Tiên cảm thấy không hài lòng vì phải phụ thuộc vào Trung Quốc.
Nhiều nhà quan sát cho rằng, Triều Tiên có vẻ đang nghiêng các chính sách theo hướng tìm sự ủng hộ của Nga nhiều hơn và việc Bình Nhưỡng tăng cường hợp tác với Moscow được cho phản ánh sự không hài lòng của họ với đồng minh ruột Bắc Kinh.
Ông Jang Song-thaek bị đưa ra phiên tòa xét xử hồi tháng 12.2013 được phát sóng trên truyền hình - Ảnh: Reuters.
Còn nhớ trong dịp kỷ niệm 2 năm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Jong-il, nhà lãnh đạo Kim Jong-un gây sốc cho dư luận khi quyết định thanh trừ ông Jang Song-thaek, người từng là nhân vật quyền lực số 2 ở Triều Tiên và có mối quan hệ mật thiết với Bắc Kinh.
Trong một diễn biến khác, các nhà phân tích cho rằng, lễ kỷ niệm 3 năm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Jong-il là dấu ấn quan trọng đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un bởi đây là thời điểm đánh dấu kết thúc 3 năm để tang người cha quá cố và mở đường cho nhà lãnh đạo trẻ theo đuổi chính sách mới mang dấu ấn cá nhân trên cả phương diện chính trị và kinh tế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.