Tàu ngầm của hải quân Trung Quốc.
Theo Sputnik, thiết bị laser cho đến nay chỉ phát hiện được vật thể ở độ sâu tố đa 200 mét dưới đáy biển. Kỷ lục này hiện thuộc về Cơ quan Nghiên cứu Các dự án phòng thủ Tiên tiến (DARPA) của Mỹ.
Đây là dự án nghiên cứu mới nhất thuộc chương trình tăng cường năng lực giám sát biển sâu của Bắc Kinh. Ngoài năng lực phát hiện tàu ngầm, vệ tinh này cũng được cho là có thể thu thập dữ liệu đại dương trên mọi vùng biển của thế giới.
Dự án thực tế đã được bắt đầu từ tháng 5, với 20 viện nghiên cứu và trường đại học Trung Quốc tham gia thiết kế vệ tinh.
Nếu thành công, vệ tinh laser của Trung Quốc có thể xác định vị trí chính xác tàu ngầm, bao gồm cả hình ảnh 3 chiều và tốc độ của mục tiêu khi đó. Tia laser có thể rà soát khu vực rộng 100km và tập trung vào khu vực chỉ 1km.
Tuy vậy, việc soi rõ tàu ngầm dưới đáy biển rõ ràng không phải nhiệm vụ đơn giản. Những vật thể như đám mây, bùn, sinh vật biển có thể khiến vệ tinh thông báo nhầm hoặc làm giảm khả năng phát hiện mục tiêu dưới nước.
Mô phỏng phương thức hoạt động của vệ tinh laser.
Các nhà nghiên cứu tỏ ra tin tưởng vào dự án, bởi ánh sáng Mặt trời không thể xuyên qua độ sâu quá 200 mét dưới đáy biển. Trong khi đó, một tia laser nhân tạo có thể xuyên qua độ sâu gấp nhiều lần.
"Nếu vệ tinh được phát triển theo đúng kế hoạch, nó sẽ khiến mặt biển ít nhiều trở nên trong suốt. Mọi thứ sẽ thay đổi", một nhà khoa học tham gia dự án tuyên bố.
Một số nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc khác cho rằng, chùm tia laser chạm đến độ sâu 500 mét là không thể.
“500 mét là điều bất khả thi”, một nhà khoa học giấu tên ở Thượng Hải nói. “Họ sẽ không thể xuyên qua lớp màn đen dày đặc của Mẹ Thiên Nhiên”.
Hiện chưa rõ khi nào mẫu thử nghiệm đầu tiên sẽ hoàn thành. Zhang Tinglu, một nhà nghiên cứu trong dự án nói: “Dĩ nhiên là có một số thách thức mà chúng tôi cần phải vượt qua”.
Ngay cả hệ thống tiên tiến nhất cũng không thể phát hiện ra tàu ngầm tàng hình mới của Nga, theo cố vấn trưởng của...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.