Nhiều nhà khoa học cho rằng khủng long bị tuyệt chủng vì thiên thạch rơi xuống Trái đất
Tờ The Sun hôm 17/12 đưa tin, nhiều nhà khoa học cho rằng khủng long bị tuyệt diệt bởi thiên thạch có tên Chicxulub rơi xuống Trái đất gần 66 triệu năm trước. Tuy nhiên, một số người khác lại không nghĩ như vậy.
Một nhóm nghiên cứu đã kiểm tra các hóa thạch cổ được tìm thấy trên khắp thế giới và phát hiện bằng chứng về sự gia tăng toàn cầu về lượng thủy ngân và carbon dioxide (CO2) thời điểm khủng long còn tồn tại.
Các nhà khoa học đã liên kết điều này với các vụ phun trào núi lửa được cho là xảy ra ít nhất 10.000 năm trước khi thiên thạch Chicxulub “ghé thăm” Trái đất. Dung nham từ những vụ phun trào này đã giết 3/4 sự sống trên thế giới.
Các vụ phun trào núi lửa xảy ra trước khi thiên thạch rơi được cho là đã khiến 3/4 sự sống trên Trái đất bị hủy diệt
Nhóm nghiên cứu đã xem xét vỏ hóa thạch của các sinh vật biển từ Nam Cực, Mỹ (các bang Alabama, Alaska, California và Washington), Argentina, Ấn Độ, Ai Cập, Libya và Thụy Điển.
Các vỏ hóa thạch có thể giúp hiểu rõ về chất lượng nước và nhiệt độ vì chúng hấp thụ các hóa chất trong nước và giữ lại các hóa chất này.
Thủy ngân là một hóa chất vi lượng độc hại được sản sinh nhiều nhất khi núi lửa phun trào. Khi thủy xâm nhập vào đại dương, nó phản ứng với chất hữu cơ, sau đó được thực vật phù du hấp thụ. Động vật thân mềm, như hàu, sau đó ăn thực vật phù du và nghiễm nhiên hấp thụ thủy ngân.
Cứ như vậy, thủy ngân dần dần được "lây lan" và loài khủng long cũng không ngoại lệ. Khi một hàm lượng lớn thủy ngân tích tụ trong cơ thể, nó sẽ gây tác động xấu tới mọi cơ quan nội tạng. Và đây có thể là lý do khiến loài khủng long bị tuyệt diệt. Tuy nhiên, đó mới chỉ là giả thuyết.
Vỏ hóa thạch sinh vật biển được nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học quan sát lượng CO2 thủy ngân ở vỏ hóa thạch thuộc nhiều thời điểm khác nhau: thời kỳ cuối thuộc kỷ Phấn Trắng, thế Canh Tân (Pleistocen) và thời hiện đại.
Kết quả chỉ ra rằng một sự kiện nóng lên đột ngột đã xảy ra cách đây khoảng 250.000 năm, trước cuộc đại tuyệt chủng. Sự kiện này được cho là xảy ra cùng thời điểm với sự gia tăng thủy ngân trong khoảng 68-70 triệu năm trước, khi núi lửa phun trào tạo ra một tầng dung nham dày 328m.
"Điều này chỉ ra rằng sự thay đổi khí hậu đột ngột này xảy ra do lượng khí CO2 phát sinh sau khi núi lửa phun trào", nhóm nghiên cứu cho hay.
Các nhà khoa học sau đó so sánh dữ liệu thu thập từ mẫu hóa thạch cổ với một mẫu tại khu vực ô nhiễm thủy ngân nghiêm trọng ở Mỹ hiện tại.
"Thật đáng ngạc nhiên khi các mẫu nơi nhiệt độ nước biển tăng lên đột ngột cũng cho thấy thủy ngân tích tụ cao nhất. Đáng nói hơn, những tích tụ này tương tự như mẫu lấy ở một khu vực ô nhiễm thủy ngân hiện nay", Kyle Meyer, nhà khoa học môi trường, cho hay.
Các nhà khoa học đang xác định giả thuyết loài khủng long chết do nhiễm độc thủy ngân. Ảnh việt hóa từ: The Sun
Vẫn còn quá sớm để các nhà khoa học chắc chắn rằng khủng long bị tuyệt chủng vì trúng độc thủy ngân nhưng nghiên cứu của họ là một bước quan trọng để chứng minh giả thuyết đó. Điều này cũng cho thấy hóa thạch sinh vật biển có thể giúp nghiên cứu về các hiện tượng khí hậu từng xảy ra cách đây nhiều triệu năm. Nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Nature Communications.
Thời khắc thảm họa mà nhiều người tin rằng đã xóa sổ loài khủng long khỏi Trái đất mới đây đã được các nhà khoa...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.