500 năm dưới núi Ngũ Hành, may mắn được Đường Tăng thu nhận làm đại đệ tử. Tôn Ngộ Không ngay lập tức phò tá sư phụ bắt đầu chuyến hành trình sang Tây Thiên thỉnh kinh.
Mới rời khỏi Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không trên đường huênh hoang về tài năng của mình, y bảo: "Có cả rồng con cũng không sợ", xuống núi, lão Tôn đại khai sát giới một gậy đoạt mạng 6 dân thường.
Chuyện là 2 thầy trò tá túc trong 1 nhà dân có ông lão và cậu bé ở một căn nhà nhỏ trên sườn núi, đột nhiên có 6 tên cường đạo cướp của nhiều lần đến quấy rối, không nhẫn nhịn nổi. 6 người dân kia vốn là cường đạo chuyên cướp bóc dân lành. Đáng lẽ chỉ cần doạ cho chúng sợ thế nhưng vốn pháp lực cao cường lại chưa thành thục khả năng tiết chế bản thân nên Tôn Ngộ Không rơi vào cảnh sát sinh.
Đường Tăng tức giận nói: "Đã nghe ta, làm đồ đệ của ta thì không được sát sinh. Ngươi làm như vậy làm sao đến được đất Tây Thiên bái Phật. Nhà ngươi chẳng nghĩ phải trái giết tất cả, không có một lòng từ bi hiếu sinh nào. Ác quá. Ác quá".
Tôn Ngộ Không quá tức giận ném chiếc mũ Đường Tăng khâu xuống đất nói: "Ta hết lòng phụng sự cho thầy, ấy vậy mà giờ gánh thêm tội sát sinh. Không đến đất Phật, Lão Tôn ta cũng không cần". Tức thời Tôn Ngộ Không nhún mây bỏ mặc Đường Tăng.
Khi Ngộ Không đã bỏ Đường Tăng mà đi, Quán Âm Bồ tát hoá thân làm bà lão, tặng cho Đường Tăng chiếc vòng Kim cô bằng vàng cùng bài "Định tâm chân ngôn chú" để kiềm chế Ngộ Không, ngụ ý muốn thầy trò Đường Tăng thấu hiểu, nương tựa vào nhau mà hoàn thành đại sự.
Trong Tây du ký 1986, thực chất 6 tên cường bạo đó có phải người thường hay không? Thực chất 6 cường đạo này là 6 con yêu quái hoá thành, chúng lần lượt là: Nhãn Khán Hỷ (Mắt thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo), Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn). Đây chính là lục căn.
Hành vi giết người của Tôn Ngộ Không lúc này mới được chứng minh!
Để lấy được chân kinh thì lục căn phải thanh tịnh, khi lục căn còn, việc tu luyện ắt thất bại. Một khi đã chọn con đường tu hành, phải loại bỏ được tâm căn xấu xí. Đây cũng chính là vấn đề phải giải quyết đầu tiên khi bắt đầu quá trình tu luyện.
Tuy nhiên để khắc chế bản tính nóng giận, Tôn Ngộ Không phải đeo kim cô chú và chịu sự kiểm soát của Đường Tăng, điều ấy tương đương với việc, để hoàn thiện chính bản thân mình, phần người phải chế ngự được phần "con" có thể nộ thiên bất cứ lúc nào.
Trong thế giới đắc đạo tu hành, con người thường bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường xung quanh và những ảnh hưởng này mỗi ngày một tồi tệ, khi con người thanh tịnh, biết được rằng cuộc sống cần phải vô vi thì ắt tự thấy chân tâm, nhìn thấy bản tính thực sự của mình.
Trong suốt hành trình sang Tây Thiên, trước khi Ngộ Không đi xin cơm chay thường vẽ một vòng tròn lớn trên mặt đất để bảo vệ thầy, đây chính là giới hạn cần có của một người tu đạo chân chính; Trư Bát Giới thường bị dẫn dụ mà rời xa vòng dục vọng nên căn cơ tu đạo không đủ - đó cũng chính là nguyên nhân tại sao trong 3 huynh đệ chỉ có Tôn Ngộ Không được tấn phong Phật.
Tôn Ngộ Không sát sinh ý chỉ hắn đang trên đường tu Tâm, Tâm hằng phục ma tính, Đường Tăng ngay từ đầu không hiểu rõ bằng Tôn Ngộ Không nên đã mắng đệ tử của mình sát sinh, nhân gian cứ như vậy mà thị phi lẫn lộn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.