Tunisia chìm sâu trong bạo loạn

Thứ hai, ngày 17/01/2011 13:59 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Tình hình Tunisia ngày 16-1 vẫn không khá hơn khi cướp bóc tràn lan trên đường phố và người dân ngơ ngác trước câu hỏi: "Tương lai sẽ đi về đâu?".
Bình luận 0

Sau 23 năm cầm quyền liên tục, chiều 14-1, Tổng thống Tunisia Ben Ali và gia đình đã lên máy bay, chạy ra nước ngoài, để lại sau lưng là một đất nước Tunisia rơi vào bạo loạn.

1 tháng, 112 người thiệt mạng

Chưa đầy 24 giờ sau, ông Foued Mebezza - Chủ tịch Quốc hội trở thành Tổng thống tạm quyền của Tunisia. Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Mebezza yêu cầu Thủ tướng Mohammed Ghannouchi thành lập một chính phủ liên minh. Ông khẳng định lợi ích quốc gia cơ bản là phải thành lập được một chính phủ đoàn kết dân tộc.

img
Bạo loạn, cướp bóc vẫn tràn lan ở Thủ đô Tunisia.

Trong khi đó, tại thủ đô Tunis sáng 16-1 (giờ Việt Nam), binh lính và cảnh sát đã đấu súng với những kẻ tấn công ngay trước trụ sở Bộ Nội vụ Tuynisia. Theo kênh truyền hình "Al Jazeera", người phụ trách an ninh hàng đầu của ông Ben Ali là Ali El Seriati đã bị bắt giữ. Cánh cướp bóc vẫn diễn ra tràn lan trên đường phố khiến dân chúng hoang mang.

Liên minh châu Phi (AU) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình hiện nay ở Tunisia. Thông cáo của AU bày tỏ tình đoàn kết với người dân Tunisia và chia buồn cùng gia đình các nạn nhân. Tổ chức này cũng kêu gọi người dân Tunisia bình tĩnh, chấm dứt mọi hành động bạo lực và hủy hoại tài sản, tránh gây thêm thương vong. Ít nhất đã có khoảng 112 người thiệt mạng kể từ khi xảy ra bạo loạn tại Tuynisia ngày 17-12-2010 đến nay.

Trong khi đó, hãng tin SPA dẫn thông cáo của Hoàng gia Arập Xêút khẳng định Tổng thống bị bãi nhiệm của Tuynisia, ông Ben Ali đang lánh nạn tại vương quốc này, sau khi Pháp từ chối cho nhập cảnh.

Một nhóm người thân của ông Ben Ali cũng đang tạm trú trong một khách sạn tại Công viên giải trí Disneyland Paris nằm ngay ngoại ô thủ đô nước Pháp. Tuy nhiên, Chính phủ Pháp tuyên bố không chào đón các thành viên của gia đình ông Ben Ali và họ sẽ phải rời khỏi nước này.

Bốn nguyên nhân khiến Ben Ali thất thế

Theo mạng tin "Toàn cầu hóa", Tổng thống Tuynisia Ben Ali - nắm quyền lực từ năm 1987 - đã không vượt qua được 4 thách thức lớn. Tình hình xã hội, chính trị xấu đi một cách nhanh chóng và cuối cùng ông đã bị hạ bệ sau 23 năm cầm quyền.

Trao đổi với NTNN chiều 16-1, chị Nguyễn Hoàng Anh, nghiên cứu sinh Việt Nam ở Thủ đô Tunis, đang có mặt tại Hà Nội cho biết, người Việt ở đây vẫn đang an toàn. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra hoang mang, vì hiện nay, Việt Nam chưa có cơ quan đại diện tại Tunisia. Thanh Loan

Thứ nhất, về mặt chính trị, cơ quan hành pháp mặc sức đàn áp chế độ, còn tổng thống bóp nghẹt vai trò khiêm tốn của các tổ chức được ghi trong Hiến pháp. Quốc hội chỉ là một phòng đăng ký và công lý tuân theo mệnh lệnh.

Thứ hai, về mặt thông tin, Internet, Facebook và các đài truyền hình vệ tinh Arập đã làm suy yếu sự kiểm soát thông tin tại chỗ từ 20 năm nay.

Thứ ba, là sự bất bình đẳng. Không phải ngẫu nhiên mà những sự kiện gần đây lại xảy ra tại khu vực Sidi Bouzid, một vùng nông thôn nằm sâu trong đất liền. Sự phát triển kinh tế trong 20 năm qua đã mang lại lợi ích chủ yếu cho các vùng duyên hải, nơi tập trung du lịch, bất động sản và các ngành công nghiệp. Sự bất bình đẳng khu vực bổ sung thêm cho sự bất bình đẳng xã hội.

Cuối cùng là gia đình. Ben Ali là người đứng đầu một gia đình tai tiếng, kiểm soát phần lớn các tập đoàn tài chính - công nghiệp trong nước. Các con gái ông kết hôn với bốn người thừa kế giàu nhất Tunisia. Vợ thứ hai của ông, Leila, tượng trưng cho sự tham lam của gia đình.

Người em của ông, Belhacen Trabelsi, kết hôn với con gái của ông chủ của những ông chủ Tunisia, nắm quyền kiểm soát một ngân hàng tư nhân thông qua sự can thiệp của Thống đốc Ngân hàng Trung ương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem