Tuyên Quang: Nông dân thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ được vay vốn từ ngân hàng này

Minh Ngọc (thực hiện) Thứ tư, ngày 16/09/2020 17:08 PM (GMT+7)
Thời gian qua, Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã chủ trì, phối hợp thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, giúp nhiều hộ dân được vay vốn làm kinh tế. Báo NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Thế Anh - Phó Giám đốc Ngân hàng về vấn đề này.
Bình luận 0

Ông có thể đánh giá một số kết quả nổi bật của Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang về thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW từ 2015 đến nay?

- Ngân hàng CSXH tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; đảm bảo hằng năm đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách khác...

Vốn chính sách giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Tuyên Quang  - Ảnh 1.

Vườn ổi lê Đài Loan của gia đình bà Đỗ Thị Hòa (thôn Đồng Mon, xã Thái Long, TP Tuyên Quang) được đầu tư sau khi vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH. Ảnh: I.T

"Ngân hàng CSXH phối hợp với Hội Nông dân kiểm tra việc xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về nguồn vốn Ngân hàng CSXH ủy thác".

Ông Vũ Thế Anh

Trong giai đoạn 2015 - 2020, Ngân hàng CSXH đã lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đạt và vượt 100% các mục tiêu đề ra, góp phần cùng các cấp, ngành trong tỉnh thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn; tổ chức thực hiện các chương trình cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay đối với hơn 1.300 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học… Vốn tín dụng Ngân hàng CSXH trên địa bàn tỉnh cũng hỗ trợ vay vốn xây dựng 51.361 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hơn 2.836 căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách; 17.584 lượt hộ gia đình vùng khó khăn được vay vốn...

Hàng năm, từ tỉnh đến các huyện đều đã dành một phần ngân sách tiết kiệm để ủy thác cho Ngân hàng CSXH tạo nguồn vốn, cho vay đối với các hộ nghèo, cận nghèo, từ đó tạo công ăn việc làm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Ngân sách tỉnh đã cấp 5 tỷ, huyện và thành phố đã trích 1 tỷ đồng, thấp nhất là 500 triệu đồng để tạo nguồn vốn cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách vay.

Giải pháp để đạt được những kết quả trên là gì, thưa ông?

- Về phía Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang đã bám sát chỉ đạo của Ngân hàng CSXH Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh ủy về tăng cường công tác tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo quyết liệt các giải pháp tuyên truyền đến người dân, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, Ngân hàng CSXH tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và người dân trên địa bàn tỉnh về hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách. Trong các giải pháp nêu trên, công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các văn bản chỉ đạo các hệ thống chính trị từ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn, bản là một trong những giải pháp then chốt.

Với việc triển khai các văn bản sẽ tuyên truyền để người dân hiểu rõ chính sách ưu đãi của Chính phủ và quyền, nghĩa vụ của người dân khi vay vốn từ Ngân hàng CSXH. Ngoài ra, tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh đưa các giống cây, con phù hợp với thổ nhưỡng, địa hình của các địa phương để nguồn vốn tín dụng chính sách của người dân được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả thiết thực.

Hoạt động phối hợp ủy thác được triển khai thế nào, thưa ông?

- Trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH, Hội Nông dân đang làm tốt công tác ủy thác vốn vay và phối hợp với Ngân hàng CSXH để quản lý. Ngân hàng CSXH thường xuyên xây dựng, phối hợp với các cấp Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang xây dựng kế hoạch việc xây dựng, quản lý, sử dụng nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Ngân hàng CSXH phối hợp với Hội Nông dân kiểm tra việc xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về nguồn vốn Ngân hàng CSXH ủy thác

Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát đã đánh giá hiệu quả nguồn vốn Hội Nông dân nhận ủy thác. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần không nhỏ vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tạo lập nguồn vốn giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới,…

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem