U23 Việt Nam - Jordan: Quê nhà đối thủ đang “căng như dây đàn” với Israel

Đăng Nguyễn - Tổng hợp Thứ hai, ngày 13/01/2020 17:40 PM (GMT+7)
Mối quan hệ Jordan-Israel đang đạt đến mức thấp nhất kể từ ngày thỏa thuận hòa bình được ký năm 1994 trong khi người dân Jordan không coi Israel là đồng minh, thậm chí cũng không phải là trung lập.
Bình luận 0

img

U23 Việt Nam ra quân với trận hòa 0-0 trước U23 UAE.

Đội tuyển U23 Jordan ngày 13.1 có cuộc đối đầu với U23 Việt Nam trong khuôn khổ vòng chung kết U23 châu Á.

U23 Jordan khởi đầu vòng chung kết với chiến thắng trước U23 Triều Tiên trong khi U23 Việt Nam đang rất cần một chiến thắng để đảm bảo khả năng lọt vào vòng đấu loại trực tiếp.

Jordan là một quốc gia Ả Rập ở khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ nhưng cũng là nguồn cơn của những xung đột bất tận. Vị trí địa lý của Jordan cũng hết sức nhạy cảm khi nằm giữa những quốc gia thường xuyên xảy ra bất ổn như Iraq, Ả Rập Saudi, Syria và đặc biệt là có chung biên giới với Israel.

Trong cuộc chiến tranh 6 ngày với Israel năm 1967, Jordan và liên minh Ả Rập hứng chịu tổn thất nặng nề. Jordan bị mất một phần lãnh thổ ở Bờ Tây, bao gồm cả Đông Jerusalem.

Tình hình chỉ tạm thời ổn định khi Israel và Jordan ký thỏa thuận hòa bình vào năm 1994, chấm dứt những tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ.

Mùa thu năm ngoái, dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập thỏa thuận hòa bình Jordan-Israel trôi qua một cách thầm lặng, không có bất cứ hoạt động nào về phía Jordan.

img

Vua Jordan Abdullah II còn được gọi là "chiến vương" vì thường tự mình điều khiển chiến đấu cơ.

Người dân Jordan lại ăn mừng khi chính quyền nước này từ chối tiếp tục gia hạn thời gian cho Israel thuê đất. Quốc vương Jordan Abdullah II tuyên bố “chủ quyền đầy đủ” đối với hai mảnh đất cho Israel thuê, chấm dứt thỏa thuận cho thuê đất 25 năm theo thỏa thuận hòa bình hai quốc gia “có mối thù không đội trời chung” này.

Trong khi người Israel hết sức thất vọng vì mất mảnh đất trù phú, giàu tiềm năng canh tác, người Jordan lại tỏ ra hết sức vui mừng. Người dân đón chào lá cờ Jordan giương cao tại hai vùng đất Baqura và al-Ghamr.

Kể từ đó, quan hệ Israel-Jordan đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi hai nước ký thỏa thuận hòa bình. Đây được coi là “giọt nước tràn ly” sau hàng loạt những sự kiện căng thẳng giữa hai nước.

Năm 2014, một thẩm phán Jordan bị binh sĩ Israel bắn chết trong vụ tranh cãi lãnh thổ ở cầu Allenby. Đây là cây cầu nối giữa Jordan và Bờ Tây.

Bờ Tây (Bờ Tây sông Jordan) là vùng lãnh thổ nằm giữa Israel và Jordan. Vùng đất này từng do người Palestine kiểm soát và rơi vào tay Jordan trong cuộc chiến năm 1948. Đến năm 1967, Israel giành chiến thắng trong cuộc chiến 6 ngày và kiểm soát Bờ Tây.

Cộng đồng quốc tế xem các khu định cư của Israel ở Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem là bất hợp pháp.

Năm 2017, một sĩ quan Israel bắn chết hai người Jordan tại Đại sứ quán Israel ở Amman. Israel tuyên bố sĩ quan này có quyền miễn trừ ngoại giao và trở về nước như anh hùng, còn được Thủ tướng Benjamin Netanyahu đón chào.

Gần đây, 2 công dân Jordan được Israel trả tự do sau một thời gian dài tuyệt thực. Nhưng chỉ khi chính phủ Jordan trực tiếp can thiệp.

Ở Jordan ngày nay luôn tiềm ẩn sự hận thù đối với Israel, trong khi chính phủ chủ trương duy trì quan hệ tế nhị. Người Jordan không muốn chiến tranh với Israel một lần nữa, nhưng họ không coi Israel là đồng minh, cũng chẳng phải bạn bè hay quốc gia láng giềng trung lập, theo World Politics  Review. Họ cho rằng Israel là những kẻ phiêu lưu quân sự và luôn chờ cơ hội bành trướng.

img

Jordan mất quyền kiểm soát khu Bờ Tây (West Bank) sau cuộc chiến với Israel năm 1967.

Nhiều người Jordan luôn lo ngại Thủ tướng Israel Netanyahu sẽ quay sang đẩy rắc rối cho Jordan trong vấn đề Palestine, như một cách khiến Jordan trả giá vì cuộc chiến Ả Rập-Israel năm xưa.

Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Jordan cũng rất cảnh giác. Quốc gia này lo ngại rằng có thể đánh mất vị thế chiến lược trong con mắt của chính quyền Trump. Và như vậy, Israel càng có cơ hội lấn tới.

Jordan từng phản đối kịch liệt việc Mỹ chuyển Đại sứ quán ở Israel, từ Tel Aviv sang Jerusalem, cắt nguồn hỗ trợ của Liên Hợp Quốc cho người tị nạn Palestine.

img

Quốc kỳ Jordan treo cao tại Baqura, nơi từng cho Israel thuê kể từ thỏa thuận hòa bình năm 1994.

Xét về vị thế với các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông, Jordan ngày nay còn không bằng Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Về vấn đề đối nội, Jordan đang trải qua giai đoạn không hề dễ dàng. Nền kinh tế, xã hội chìm trong bất ổn vì phải tiếp nhận hàng trăm ngàn người di cư Syria. Tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao, cũng như mức sống, khiến công chúng càng mất tiềm tin vào chính phủ.

Tất cả những điều trên dẫn đến nhiều cuộc biểu tình ở Jordan. Quốc vương Jordan hiểu rõ những khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt. Nhưng ở thời điểm hiện tại, duy hòa bình “lạnh” với Israel là cần thiết, duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ và hi vọng vào một “ngày mai tươi sáng hơn”.

Nhưng các sức ép về đối nội, Israel ngày càng gây căng thẳng ở biên giới và sự thay đổi trong chiến lược của chính quyền Trump, khiến cho mục tiêu này càng trở nên khó khăn.

Báo châu Á thán phục Việt Nam giành HCV SEA Games, thống trị bóng đá Đông Nam Á

Các kênh truyền thông trong khu vực đều đăng tải những dòng khen ngợi chiến thắng mang ý nghĩa lịch sử của U22 Việt Nam...

imgimgimgimgimgimgimgimgimgimg
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem