Bà Giáp bây giờ đã không còn đủ sức khỏe, sự minh mẫn và tỉnh táo như trước đây nhưng hễ cứ thấy ai nhắc tới ông Giáp, bà lại khóc vì mong mỏi cuối cùng của bà là tìm thấy phần mộ của ông vẫn chưa thực hiện được.
Liệt sĩ đặc công Phạm Thiết Kế (1937-1970) sinh ra và lớn lên tại Hòa Vang, Quảng Nam. Ngày 29.8.1967 ông tạm biệt miền Bắc và vợ con để vào Nam chiến đấu trong biên chế Đoàn 429 – Bộ Tư lệnh Đặc công, đây cũng chính là những năm tháng được ông ghi lại trong cuốn nhận ký mang tên “Đường về”.
|
Cuốn nhật ký Đường về của liệt sĩ Phạm Thiết Kế. |
Xuyên suốt gần 200 trang nhật ký “người đọc cảm nhận được sự sống động như một thước phim quay chậm” những cuộc hành quân dài và những trận đánh ác liệt với địch ngoài mặt trận với súng đạn, máu lửa… Nhưng đằng sau những trang viết ấy vẫn toát lên tinh thần lạc quan của những người lính và tình yêu mãnh liệt của Phạm Thiết Kế dành cho vợ con nơi quê nhà.
Theo PGS-TS Đào Duy Quát (nhận xét ở mở đầu cuốn sách): “Đọc cuốn sách quý này, chúng ta được soi mình trước một tấm gương đạo đức trọn đời phấn đấu hy sinh vì độc lập dân tộc. Những phẩm chất đạo đức cao quý của Phạm Thiết Kế và đồng đội của anh sẽ là động lực tinh thần thôi thúc chúng ta tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu thực hiện thắng lợi lý tưởng, khát vọng của thế hệ cha anh”.
Trung tá Đinh Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng Đặc công cho biết: “Không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, nhật ký của liệt sĩ Phạm Thiết Kế còn có giá trị về mặt tinh thần sâu sắc. Nó được kết tinh của mồ hôi, nước mắt và cả máu của thế hệ đi trước... Chúng tôi đã phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương Phạm Thiết Kế trong toàn binh chủng”.
Anh Phạm Hồng Sơn cho hay: “Mong mỏi lớn nhất của gia đình là tìm thấy hài cốt của cha tôi nên quyết định in cuốn nhật ký thành sách, hy vọng có nhiều người đọc được, biết phần mộ của cha tôi”.
Thanh Xuân
Vui lòng nhập nội dung bình luận.