Bà Trần Thị Mai và anh Phan Lạc Hùng với vật lạ được cho là cát heo (Ảnh: Ảnh: Tuyến Phan, PLO)
Khi mổ heo nái cách đây ít ngày, bà Trần Thị Mai, 58 tuổi, trú tại xã Trung Châu B, huyện Đan Phượng, Hà Nội bỗng phát hiện một “cục đá lạ” nặng khoảng 600g trong dạ dày lợn. Sau khi rửa sạch, cục đá vẫn có mùi thơm dễ chịu nên thu hút được rất đông người hiếu kỳ có mặt. Nhiều người đề nghị mua lại khối “đá lạ” của bà Mai tuy nhiên gia đình bà chưa đồng ý bán để xem thực hư đây là gì.
Hiện tượng lạ này cách đây ít tháng cũng từng xuất hiện ở Trung Quốc khi vào ngày 27.10.2015, các nông dân sống ở Tuyền Châu, Phúc Kiến mổ lợn đã phát hiện ra một “viên đá kì lạ” trong bụng heo. Một lão ông lâu năm nói: “Tôi sống cả đời mà chưa bao giờ thấy heo đẻ trứng”. Những người dân rất hy vọng tìm được câu trả lời đích xác từ các nhà khoa học nhằm xác định “quả trứng heo” kia thực sự là gì.
Một người dân họ Hoàng nói: “Quả trứng kia chính là cát heo, giá trị hơn vàng, có thể bán được cả triệu đô”. Quả trứng xanh dài khoảng 17cm, nặng 620g, tua tủa mọc ra lông lá.
Cát heo tìm thấy ở Trung Quốc sau khi giết thịt heo nái.
Người nông dân sở hữu “quả trứng lạ” cho biết ông có trang trại lợn 200 con, tuy nhiên gần đây ông thấy một heo nái nuôi 4,5 năm biếng ăn, gầy sọp đi. Trên người heo nái thường xuyên bị rụng lông. Sau đó, người nông dân quyết định mời người tới giết thịt chú heo già yếu. Sau khi mổ bụng, những người chứng kiến phát hiện một vật thể rắn lăn ra đất mà cả đời họ chưa thấy bao giờ. Sau khi rửa sạch, trọng lượng cục trứng lạ khoảng 620g.
Một người có mặt nói rằng ông từng xem mạng internet có bàn tới hiện tượng này và gọi là cát heo. 1 gram cát heo có giá 1 vạn tệ, tương đương 34 triệu. Nếu quy đổi theo cân nặng thì viên cát heo lên tới 22 tỉ, một con số không tưởng.
Bà Ngô, chuyên gia về hưu thuộc Trung tâm Kiểm soát Vệ sinh Súc vật Tuyền Châu, người có hơn 30 năm kinh nghiệm cho biết cục “cát heo” thực chất không có giá trị y dược.
Bà Ngô cho biết “cát heo” thường sản sinh trong cơ thể lợn ở túi mật và ống mật chứ không đơn thuần ở mỗi dạ dày. Ngoài ra, hình dáng cát heo cũng rất đa dạng nhưng thường giống hạt đậu, trơn nhẵn và có màu nâu đỏ.
Cát heo thực chất chỉ là đám lông không tiêu hóa hết nằm trong bụng lợn.
Năm 2013, hai cư dân ở Giang Tây sau khi mổ lợn trong một chương trình truyền hình mang tên “Trư bảo nghi vân” cũng phát hiện ra một viên cát heo. Ông Hà Hậu Quân, hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp khoa học Giang Tây đã ngay lập tức mang viên cát heo kia về phòng thí nghiệm phân tích và kết luận đây thực chất là lông heo không tiêu hóa, tích tụ lâu ngày thành cục mà thành, không có giá trị y học.
Bà Ngô cũng đồng tình với quan điểm của ông Hà Hậu Quân. Bà cho rằng khi nuôi heo số lượng lớn trong chuồng, khả năng cao chúng sẽ cắn và ăn lẫn lông của nhau, sau thời gian dài không tiêu hóa được hình thành nên cát heo.
Lí giải nguyên nhân vì sao cát heo ít gặp, bà Ngô cho biết hiện nay lợn được nuôi theo hướng công nghiệp, tắm rửa sạch sẽ và xuất chuồng sớm nên chúng chưa kịp đủ thời gian để tích trữ cát heo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.