Kong: Skull Island là bom tấn mới nhất về King Kong của Hollywood, có chi phí sản xuất lên đến 190 triệu USD. Tạo hình nhân vật khỉ Kong cao hơn 30 m, được ê kíp làm phim dựng hoàn toàn bằng kỹ xảo và lồng ghép vào những đoạn phim quay tại Quảng Bình, Ninh Bình và Vịnh Hạ Long của Việt Nam, tại Úc và quần đảo Hawaii (Mỹ).
Tại Việt Nam, đoàn làm phim có nhiều cảnh quay nhất tại khu vực Đầm Vân Long, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một trong những cảnh chiến đấu của quái vật trong khu vực Đầm Vân Long.
Còn đây là hình ảnh một làng thổ dân do đoàn phim dựng lên tại khu vực Đầm Vân Long.
Đầm Vân Long, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, không chỉ là khu du lịch mà còn là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
Đoàn làm phim Kong: Skull Island đến Đầm Vân Long và quay ở đây vào tháng 3.2016.
Trên phim, Đầm Vân Long là bối cảnh cho nhiều đại cảnh quan trọng của Kong: Skull Island, đặc biệt là trường đoạn chiến đấu của vua khỉ Kong và quái vật thằn lằn.
Đầm Vân Long có diện tích gần 3.500 ha, nằm cách Hà Nội khoảng 80 km, thuộc phía Đông Bắc huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Trong ảnh: những đàn cò trắng bay về đầm Vân Long khi chiều xuống.
Trong quá trình làm phim, Đầm Vân Long được dâng cao mức nước theo đề nghị của ekip sản xuất. Quá trình quay phim, xung quanh khu vực được rào kín để ngăn việc tiết lộ nội dung, tình tiết phim.
Đầm có cảnh vật sơn thủy, hữu tình, là nơi thu hút nhiều du khách về đây dã ngoại, thưởng thức cảnh đẹp.
Đầm Vân Long nổi tiếng với dãy núi đá vôi, hang động bị bào mòn có hình thù hấp dẫn là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có voọc quần đùi trắng với số lượng lớn nhất Việt Nam.
Những bãi lau sậy giữa đầm tạo cho khung cảnh của nơi đây thêm phần hoang sơ, kì bí. Đây chính là nơi có cảnh đại chiến rất đáng xem giữa vua khỉ Kong và quái vật thằn lằn.
Đầm Vân Long là nơi làm tổ của nhiều loại chim, khi hoàng hôn buông xuống từng đàn chim bay về tạo ra một khung cảnh tuyệt đẹp.
Điều đặc biệt của Vân Long là toàn bộ hệ sinh thái, núi đá vôi bị cô lập giữa đầm nước, hầu như không chịu sự tác động con người. Có lẽ chính vì điều này mà Vân Long đã hoàn toàn thuyết phục đoàn làm phim, để cùng với Quảng Bình và Quảng Ninh biến Việt Nam trở thành quê hương của King Kong.
Mão Sơn - một ngôi đền cổ kính và ẩn dật nằm dưới chân núi đá vôi thuộc quần thể đầm Vân Long. Đây là nơi người dân làng tổ chức những ngày lễ đông vui. Tuy nhiên, ngày thường, nó khá heo hút và không mấy người qua lại.
Vốn không phải là đầm tự nhiên, Vân Long được hình thành từ việc đắp tuyến đê ở phía tả ngạn sông Đáy nhằm ngăn lụt lội.
Từ khi đắp đầm đến nay, người dân xung quanh đầm Vân Long có thêm nghề mới là chèo thuyền cho khách du lịch đến thăm quan đầm.
Trong quá trình thử vai quần chúng cho phim, phần lớn người dân sinh sống xung quanh đầm và những người làm nghề chèo thuyền đều đều hào hứng tham gia.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của những người dân tại Vân Long, không có ai trúng tuyển các vai diễn quần chúng trong Kong: Skull Island.
"Chỉ có một vài người chèo thuyền có sức khỏe, được đoàn làm phim thuê để chở diễn viên, đoàn phim đến những địa điểm quay", một người dân tại bến thuyền Vân Long nói.
Một chiếc thuyền chở khách tại đầm Vân Long dưới ánh chiều tà.
Mỗi ngày, Đầm Vân Long thu hút hàng trăm du khách trong và ngoài nước về thưởng thức cảnh đẹp, hệ sinh thái.
Công việc chèo đò ở Vân Long giúp người dân ở đây có thu nhập tốt, có nhiều người đã làm nghề trên 20 năm.
Phong cảnh sơn thủy, hữu tình, không khí thoáng đãng,.. Đầm Vân Long trở thành nơi ưa thích của nhiều nhiếp ảnh gia, bạn trẻ thích xê dịch,...
Cũng theo người dân ở Đầm Vân Long, từ khi địa điểm này được lựa chọn làm bối cảnh cho Kong: Skull Island, khách du lịch đổ về đây tăng vọt, cũng vì thế mà đời sống của người dân và người chèo thuyền tốt hơn.
Những khung cảnh rất hữu tình tại Đầm Vân Long.
Địa điểm này là nơi ưa thích của nhiều tay máy từ Hà Nội về.
Nhiều bạn trẻ lựa chọn Đầm Vân Long làm nơi chụp ảnh cưới.
Chiều nhạt nắng, một cánh đại bàng trao liệng trên bầu trời Đầm Vân Long.
Du khách nước ngoài được các người chèo thuyền đưa đi thăm đầm Vân Long.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.