Vì sao đội quân Hồi giáo khát máu nhưng sợ chết dưới tay phụ nữ?

Hạ Anh (Dòng đời) Thứ bảy, ngày 04/10/2014 20:30 PM (GMT+7)
Các tay súng của Nhà nước Hồi giáo (IS) khét tiếng khát máu với những hình thức giết người man rợ như chặt đầu, chôn sống, moi tim, móc mắt… là vậy, nhưng bọn chúng lại luôn có nỗi sợ hãi khắc sâu vào tâm can đó là bị chết dưới họng súng, mũi dao của nữ chiến binh người Kurd.
Bình luận 0

Sau vụ cắt cổ nhà báo Mỹ Foley gây chấn động thế giới, Nhà nước Hồi giáo (IS) tiếp tục tung ra video man rợ cắt cổ nhà báo Mỹ thứ hai Steven Sotloff. Cái tên IS đã gắn liền với tội ác man rợ và trở thành mối nguy hại của toàn thế giới.

img Nhà báo Steven Sotloff trong đoạn video của IS. 

Từ những lời nguyền

 IS là tên gọi mới được thay đổi gần đây của tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông (ISIL) có xuất thân từ những người Hồi giáo dòng Sunni tại Syria. Đây chính là lực lượng chính chống lại chính quyền Tổng thống Syria Assad, dẫn tới cuộc nội chiến đẫm máu tại quốc gia này. Không chỉ ở Syria, nhóm này còn nuôi tham vọng mở rộng biên giới của Nhà nước Hồi giáo tự xưng tới Iraq, Lebanon và miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Tham vọng trở thành “Vương quốc Hồi giáo” đã khiến IS tự đẩy mình vào thế bị cô lập do sự tàn bạo, man rợ trong các cuộc tấn công và hành động bạo lực của mình. 
img Các nữ chiến binh người Kurd

Phần lớn các tay súng của Nhà nước Hồi giáo IS có xuất thân từ đạo Hồi và tự cho mình là “chiến binh thánh chiến” (Jihad), chiến đấu vì Đức Allah. Người ta vẫn thường hiểu rằng, những phiến quân này là thành phần nghèo khó, sẵn sàng hy sinh mạng sống vừa vì tín ngưỡng tôn giáo, vừa vì được tổ chức cam kết, trợ cấp chăm lo cho gia đình họ khi họ chết đi. Một chiến binh Jihad được thuyết phục và đào tạo để tin tưởng rằng mình được bảo đảm cả phần hồn lẫn phần xác.

Khi đào tạo, các tay súng IS phải nằm lòng quy tắc phụng sự Đức Allah, kể cả những vụ giết người man rợ như cắt cổ hai nhà báo Mỹ vừa qua cũng được các tay súng này cho rằng “để làm hài lòng Đức Allah”.Theo quan niệm của người Hồi giáo, Allah là Đấng Tạo Hóa, tạo ra trời, đất và vạn vật. Tín đồ Hồi giáo tin rằng, không có điều gì có thể giấu được Allah dù cho đó là sức nặng của một hạt nguyên tử nằm dưới đất hay ở trên trời, hay chỉ là một hạt bụi. Và cũng theo quan niệm của người Hồi giáo, mỗi linh hồn đều phải nếm cái chết và ngày chết của mỗi người được coi là “Ngày phán xử cuối cùng”. Trong ngày phán xử này, người chết mới được đền bù lại trọn vẹn phần công lao đã bỏ ra khi còn sống.

Từ bao đời nay, người theo đạo Hồi vẫn tin rằng, khi họ chết đi, nếu được bốc đi xa khỏi Lửa của Hỏa ngục và được thu nhận vào thiên đường thì chắc chắn sẽ thành đạt ở cõi âm. 

 

Đặc biệt ở vùng miền Bắc Iraq, ở đây có cả một “kho lời nguyền” hãi hùng gắn liền với cái chết và thiên đường. Một trong số những lời nguyền cho rằng, điều cản trở việc “đi đến thiên đường” của một linh hồn phiến quân đó là: Chết không toàn thây và chết dưới bàn tay của phụ nữ. Trong kinh Koran, phụ nữ luôn có địa vị thấp hơn và luôn phải phụ thuộc vào nam giới:  “Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quý hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập”.

Gần đây, cụm từ “Thánh chiến tình dục” đã xuất hiện trong những nhóm phiến quân. Bọn chúng sử dụng phụ nữ như một món đồ dùng, thậm chí đối xử như động vật.  Vì bị coi là “hạ đẳng”, nên khi phụ nữ rơi vào tay bọn phiến quân IS sẽ bị hãm hiếp, làm nô lệ tình dục và cuối cùng là chôn sống. Bởi vậy, việc bị một nữ chiến binh  chĩa súng vào đầu và bóp cò, đối với các phiến quân IS đó là “sự sỉ nhục không có gì gột rửa sạch”, là nỗi ám ảnh nhất vì linh hồn của họ sẽ không được lên thiên đường.

Các tay súng cực đoan này cũng tin rằng, muốn được lên thiên đường, ít nhất mỗi người phải “gom đủ” 27 trinh nữ trong suốt cuộc đời.

“ Tôi tin vào chính nghĩa để bảo vệ gia đình và thành phố của mình khỏi sự tàn bạo của những kẻ cực đoan. Những kẻ này không chấp nhận phụ nữ nắm quyền lãnh đạo và nghĩ chúng tôi không có quyền ngôn luận và tự kiểm soát cuộc sống của chính mình” - Đại tá Nahida Ahmed Rashid

Biệt đội nữ khắc tinh

Diễn biến bạo lực tại Iraq thời gian qua chính là do IS đã mở rộng các cuộc tấn công đẫm máu sang lãnh thổ Iraq, với tham vọng lật đổ chính quyền nước này và thành lập một Nhà nước Hồi giáo có lãnh thổ như đúng tên gọi cũ là ISIL. Các vụ hành quyết dã man nhằm vào các tín đồ Công giáo, Hồi giáo dòng Siai và người thiểu số Yadidi ở miền Bắc Iraq của IS sẽ chỉ khiến tổ chức này có thêm nhiều kẻ thù. IS đã thảm sát ít nhất 500 người Yadidi, trong đó, một số nạn nhân đã bị chôn sống và bắt cóc khoảng 3.000 phụ nữ ở Iraq.
img Đại tá Nahida Ahmed Rashid

Trước sự tàn bạo của IS và nắm được điểm yếu sợ chết bởi phụ nữ, lực lượng người Kurd ở Iraq đã thành lập nhóm các nữ chiến binh, chiến đấu cùng với các chiến binh nam, nhằm đối đầu với lực lượng phiến quân IS. Một trong những nhóm là Tiểu đoàn Peshmerga 2, một tiểu đoàn gồm toàn phụ nữ, chiến đấu cùng với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ban đầu, những nữ chiến binh PKK được trang bị vũ khí, họ được đào tạo kỹ năng bắn tỉa và kỹ thuật nhảy dù, đổ bộ và mới đây họ còn được đào tạo kỹ năng lái máy bay chiến đấu. Tháng 8 vừa qua, PKK đã quyết định tung toàn bộ nữ quân của họ ra chiến trường ở vị trí tiền tuyến, như một độc chiêu để trị lại IS. Ước tính, phụ nữ chiếm 30% trong lực lượng vũ trang của PKK.

Biệt đội nữ chiến binh không giới hạn độ tuổi, song phần lớn trong số họ có tuổi đời từ 16 đến 50 tuổi. Nhiều phụ nữ đơn thân, nhiều người đã lập gia đình, sinh con và được sự ủng hộ của người chồng khi gia nhập quân đội. Những nữ chiến binh này đóng quân chủ yếu ở khu vực  đồi núi hẻo lánh. Họ sống chung với nhau trong những lán trại dã chiến và có điều kiện cuộc sống khá khắc nghiệt. Với những phụ nữ đang có con nhỏ, mỗi tuần họ được xuất trại một lần về nhà khoảng 2 ngày.

 Chỉ huy trưởng của biệt đội nữ chiến binh là nữ Đại tá Nahida Ahmed Rashid, 42 tuổi. Nữ thủ lĩnh này gia nhập lực lượng vũ trang khi bà mới 16 tuổi, đấu tranh cho các phong trào ly khai của người Kurd. Đại tá Ahmed Rashid từng lãnh đạo một đội quân nữ chỉ khoảng 200 người- được thành lập từ năm 1996- để chống lại chế độ của Sadam Hussein.

Đến nay, Đại tá Ahmed Rashid  có mức lương cao như bất kỳ nam giới nào ở cùng cấp bậc- 1.000 USD/tháng. Những nữ chiến binh dưới bàn tay đào tạo của Ahmed Rashid đều được huấn luyện về lòng trung thành tuyệt đối. 

Mục tiêu của họ là phát hiện và chặn đầu những đoàn xe của đoàn quân IS. Kharhan- một nữ chiến binh người Kurd cho rằng: “Chỉ cần nhìn thấy các nữ chiến binh được trang bị súng, đạn đầy mình, chưa cần nghĩ đến đánh thắng hay thua, tâm lý của các phiến quân IS đã bị dao động, lo sợ”. Với chiến thuật phủ đầu và nắm thóp của đối thủ, biệt đội nữ chiến binh người Kurd đã thực hiện thành công nhiều vụ tấn công lực lượng IS.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem