Video khe nứt khổng lồ rộng 20 m ở Kenya, châu Phi
Con đường Mahiu-Narok ở thủ đô Nairobi, Kenya, từng là một con đường nguyên vẹn.
Nhưng sau một đợt mưa lớn cuối tháng trước, một khe nứt lớn và dài đã xuất hiện. Theo trang tin địa phương Daily Nation, ở một số nơi, khe nứt sâu 15m và rộng 20m.
Nhà địa chất học David Adede cho biết khe nứt có thể đã tồn tại từ trước nhưng bị lấp đầy bởi tro núi lửa từ núi Longonot gần đó. Khi mưa lớn cuốn tro đi, khe nứt mới lộ ra.
Theo hãng tin Reuters, khe nứt đã mở rộng nhanh chóng từ đó đến nay. Một người dân tên Eliud Njoroge Mbugua đã nhìn thấy khe nứt chạy qua nhà mình. Ông chỉ kịp lấy một số đồ đạc trước khi căn nhà sụp đổ.
Vậy vì sao khe nứt này lại xuất hiện ở Kenya?
Ở một số nơi, khe nứt sâu 15m và rộng 20m.
Thung lũng Great Rift
Khe nứt nằm trong thung lũng Great Rift, hay tiếng Việt gọi là thung lũng Tách giãn Lớn.
Thung lũng này trải dài hơn 3.000 km từ Vịnh Aden ở phía bắc tới Zimbabwe ở phía Nam, tách mảng kiến tạo châu Phi thành hai phần không đồng đều: mảng Somali và Nubian.
Theo tờ National Geographic, thung lũng tách giãn là cụm từ chỉ vùng đất thấp, nơi các lớp kiến tạo đứt gãy hoặc tách ra. Thực tế, thung lũng Great Rift bao gồm nhiều khe nứt khác nhau nhưng cùng một hệ thống.
Khe nứt mới xuất hiện ở Kenya xuất phát từ Khe nứt Đông Phi (EAR). Trong EAR, có hai hệ thống nhỏ hơn gọi là Khe nứt Gregory và Khe nứt phía Tây, và mỗi khu vực này đều có nhiều núi lửa.
Các khe nứt này ngày càng phát triển khi hai mảng Somali và Nubian dần tách nhau ra. Đó chính là lý do tại sao khe nứt mới xuất hiện ở Kenya.
Khe nứt nằm trong thung lũng Great Rift, hay tiếng Việt gọi là thung lũng Tách giãn Lớn.
EAR là nơi có nhiều khám phá khảo cổ quan trọng nhất lịch sử và được đặt biệt danh là "cái nôi của nhân loại".
"Cậu bé Turkana", bộ xương 1,5 triệu năm tuổi đã được tìm thấy ở đây, một bằng chứng quan trọng để nghiên cứu về thời tiền sử.
Mặc dù EAR là một trong số những khe nứt lớn nhất, đây không phải là khe nứt địa chất duy nhất kiểu này trên thế giới. Ở phía đông nước Nga có Thung lũng Khe nứt Baikal và Nam Cực có Khe nứt Tây Nam Cực.
Ở Mỹ, phía tây nam được chia cắt bởi Thung lũng Khe nứt Rio Grande, trải dài từ Chihuahua, Mexico đến Colorado. Nó hình thành khoảng 30 triệu năm trước, giúp tạo nên con sông Rio Grande bao quanh miền nam nước Mỹ.
Ngày càng chia tách
Theo các nhà khoa học, cuối cùng, mảng Somali có thể hoàn toàn tách biệt khỏi mảng Nubian và hình thành nên một vùng đất riêng biệt, có diện tích tương đương Madagascar hoặc New Zealand.
Người dân sống ở khu vực này có thể tạm yên tâm vì sự tách đôi này dự kiến xảy ra trong ít nhất 50 triệu năm nữa. Tuy nhiên, các tác động vật lý của việc tách đôi sẽ tiếp tục được cảm nhận.
Khe nứt có thể tách đôi châu Phi trong ít nhất 50 triệu năm nữa
Theo trang Daily Nation, các quan chức về giao thông địa phương thường cho rằng khe nứt xuất hiện do vấn đề hạ tầng. Họ cũng không biết chắc con đường sắt mới xây dựng trong khu vực có an toàn hay không.
Theo trang NTV, từ khi khe nứt xuất hiện, nó đã được lấp đầy bê tông, đá và sử dụng như một con đường bình thường.
Nhà nghiên cứu Lucia Perez Diaz đến từ Đại học London nhấn mạnh rằng khe nứt này sẽ dần dần tách ra với tốc độ khác nhau. Đoạn khe nứt ở phía bắc được bao phủ bằng đá núi lửa, do đó, đây sẽ là khu vực đầu tiên đứt gãy, cô nói.
Một vết nứt khổng lồ kéo dài vài km và đang tiếp tục phát triển ở Kenya, làm dấy lên lo ngại châu Phi có thể bị tách...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.