Ngoài Lục quân ra, Không quân và Phòng không của Liên Xô cũng bố trí ở khu vực nà 24 sư đoàn, bao gồm hơn 1200 máy bay và 3500 bệ phóng tên lửa phòng không. Ngoài ra còn có 25 căn cứ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung cũng được bố trí ở khu vực này.
Nhưng vì sao Liên Xô cuối cùng không có hành động gì? Trước hết là vì vào thập niên 1970, lục quân Trung Quốc đã đạt đến số lượng tuyệt đỉnh trong lịch sử với hơn 6 triệu người. Thêm nữa còn có hệ thống trận địa hoàn chỉnh và bom nguyên tử, bom nhiệt hạch. Ở vùng Đông Bắc, từ Trương Gia Khẩu đến Trường Giang bố trí nhiều tuyến trận địa hoàn thiện theo chiều sâu.
Thêm nữa, vào nửa sau thập niên 1970 trở đi, thực lực quân sự Mỹ đã vượt qua Liên Xô. Trong thập niên 1950 và 1960, Không quân Liên Xô và Không quân Mỹ kẻ tám lạng người nửa cân. Nhưng từ nửa sau thập niên 1970, khi các máy bay chiến đấu F-14, F-15 và F-16 của Mỹ đi vào phục vụ, Không quân Liên Xô đã hoàn toàn bị lạc hậu.
Vì thế, áp lực của quân đội Liên Xô ở châu Âu rất lớn, chỉ có thể bố trí tên lửa phòng không quy mô lớn cho nên nơi đây thu hút rất nhiều lực lượng Liên Xô. Nếu Liên Xô lại phát động một cuộc chiến tranh huy động đến cả triệu quân ở Viễn Đông thì Liên Xô sẽ khó có thể chịu đựng được áp lực tại châu Âu. Thêm nữa, Trung Đông và Nam Á lại là những nơi tranh chấp trọng điểm của Liên Xô mà ở những khu vực này, Liên Xô còn không thể có được ưu thế.
Còn một điểm nữa là: Trung Quốc sử dụng sách lược quyết chiến tung thâm. Lục quân Liên Xô qua tính toán cho là, đại bộ phận đường sắt ở đông bắc không thể đáp ứng vận tải hậu cần cho 1 triệu quân cơ giới hóa của Liên Xô. Khi quân đội Liên Xô ở vào thế hậu cần vận tải bị quá tải mới là lúc quyết chiến tốt nhất. Điều này cũng khiến Liên Xô cuối cùng quyết định từ bỏ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.