Vì sao Mỹ và châu Âu không bao giờ có thể đánh bại Nga?

Thứ tư, ngày 10/10/2018 19:34 PM (GMT+7)
Trong lịch sử hình thành và phát triển của nước Nga, đã không biết bao nhiêu thế lực muốn xâm chiếm quốc gia lớn nhất thế giới này, tuy nhiên mọi nỗ lực trên đều nhận lấy một kết quả thảm khốc.
Bình luận 0

img

Nước Nga - một quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên bậc nhất thế giới đã từng là mục tiêu xâm chiếm của rất nhiều cường quốc. Mặc dù vậy, có thể khẳng định trong thời điểm hiện tại, cho dù cả Mỹ và châu Âu hợp sức lại với nhau cũng khó có thể đánh bại nước Nga. Nguồn ảnh: PolRussia.

img

Vốn dĩ là một đất nước bị ngoại bang "nhòm ngó" nhiều nhất, vậy nên quân đội Nga luôn là một trong những lực lượng vũ trang có sức mạnh lớn bậc nhất thế giới. Muốn xâm chiếm được nước Nga, đầu tiên Mỹ và châu Âu phải "bước qua xác" lực lượng quân đội có sức mạnh lớn nhất thế giới này. Nguồn ảnh: Wargame.

img

Có thể khẳng định một điều, mọi loại vũ khí mà Mỹ và phương Tây hiện đang có trong tay, Nga đều có thứ tương tự hoặc là đối trọng tương xứng. Thậm chí, nhiều loại vũ khí của Nga mới lộ diện gần đây như những tổ hợp tác chiến vũ trụ mới đây vừa được Nga giới thiệu với công chúng. Nguồn ảnh: TASS.

img

Với sức mạnh quân sự lớn thứ hai thế giới như vậy, chắc chắn Mỹ và phương Tây sẽ tổn thất cực kỳ nặng nề khi cố tình gây chiến tranh tổng lực với quốc gia này. Chưa kể tới việc, Nga hoàn toàn đủ sức đưa cả các đối thủ của mình vào một cuộc chiến tranh theo kiểu chiến tranh tiêu hao thời gian dài, tận dụng tối đa ưu thế lãnh thổ rộng lớn và khí hậu của mình. Nguồn ảnh: Bulletin.

img

Ngoài vũ khí hiện đại, nước Nga còn có một vũ khí cực kỳ lợi hại khác, đó chính là mùa đông khắc nghiệt. Cần phải nhắc lại quá khứ, khi cả Napoleon và Hitler đều tấn công nước Nga trong mùa đông lạnh nhất thế kỷ và đều nhận thất bại thảm hại. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Có những vùng của Nga, nhiệt độ mùa đông chỉ ở ngưỡng loanh quanh âm 40 độ C, điều này sẽ khiến việc hậu cần trở thành cực hình khi xăng dầu bị đóng băng, các thiết bị cơ khí không thể hoạt động được do thời tiết quá khắc nghiệt, đường xá biến mất hoàn toàn do tuyết phủ. Nguồn ảnh: Was.

img

Việc tác chiến trên địa hình tuyết trắng cũng sẽ là một trở ngại cực kỳ khó khăn cho những người lính tham chiến. Trong lịch sử, người Liên Xô cũng đã từng thiệt hại khủng khiếp khi tấn công vào Phần Lan trong chiến tranh mùa Đông với trang bị không phù hợp. Nguồn ảnh: Sputnik.

img

Napoleon đã phải đối mặt với mùa đông lạnh nhất thế kỷ 19 ở Nga, Đức quốc xã phải đối mặt với mùa đông lạnh nhất thế kỷ 20. Và hiện giờ, mùa đông lạnh nhất của thế kỷ 21 vẫn chưa được ghi nhận lại cũng giống như việc chưa một quốc gia nào dám "cả gan" đụng vào Nga như người Pháp và Đức đã từng làm trước đây. Nguồn ảnh: Sohui.

img

Cuối cùng là yếu tố con người. Nga là một quốc gia có rất nhiều dân tộc, tuy nhiên người dân Nga lại cực kỳ đoàn kết, nhất là khi đất mẹ bị đe doạ. Cần phải nói thêm, những vĩ nhân trong lịch sử chiến tranh thế kỷ 20 của Liên Xô trước đây có rất nhiều người không phải người Nga, tuy nhiên họ đều chung một ý chí bảo vệ tổ quốc tới cùng. Nguồn ảnh: Flickr.

img

Thậm chí, bộ trưởng quốc phòng Nga hiện tại cũng không phải là người Nga gốc mà là người Tuva. Điều duy nhất về yếu tố con người mà Nga đang gặp phải đó là sự già hoá dân số. Dân số Nga kể từ khi Liên Xô tan rã tới nay luôn giảm liên tục, tới nay chỉ còn 144,3 triệu. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Nếu lạc quan hơn chút ít, coi như Mỹ và phương Tây có thể chiến thắng được cả quân đội Nga và mùa đông của đất nước này thì việc bình định và cai quản nước Nga sau khi giành chiến thắng cũng là điều quá khó khăn. Bởi đơn giản là người Nga ít khi chịu khuất phục, kể cả khi quân đội và chính phủ của họ đầu hàng, nhân dân Nga vẫn chắc chắn sẽ tiếp tục chiến đấu. Nguồn ảnh: WW2.

img

Trong quá khứ, đã có những tấm gương người Liên Xô cực kỳ quả cảm, chiến đấu trong lòng địch hàng năm trời trước khi bị Đức bắt sống và bị mang ra xử tử. Thậm chí những đơn vị du kích trong lòng địch của Liên Xô trước kia còn có số lượng lớn tới nỗi, Moscow phải gửi sĩ quan chỉ huy cùng chính uỷ xuống khu vực bị chiếm đóng để chỉ huy được lực lượng du kích địa phương này. Nguồn ảnh: Gettyimg.

img

Hình ảnh đội quân thất trận của Napoleon rút lui giữa tuyết trắng ở nước Nga trong thế kỷ 19. Nguồn ảnh: Museum.

img

Người Đức gây chiến với Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và kết quả là Liên Xô cùng Đồng minh đã khiến nước Đức phải chịu cảnh chia cắt tới hơn nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: TASS.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem