Bài báo viết: “Trong tay Việt Nam có một số lượng lớn vũ khí Mỹ là chiến lợi phẩm thu được sau năm 1975. Theo các tư liệu cho biết, năm đó Việt Nam thu được nhiều chủng loại vũ khí và số lượng cực lớn, chỉ riêng xe tăng thiết giáp đã có 2.000 chiếc, các thứ khác như máy bay có 1.000 chiếc, pháo có 1.300 khẩu, các loại súng lên tới hơn 1,6 triệu khẩu.
Sau khi quân đội Việt Nam thu được những vũ khí này, ngoài số lượng nhỏ xuất khẩu để lấy ngoại tệ, đại bộ phận đều đưa vào sử dụng trong quân đội sau khi sửa chữa. Trong số đó, điển hình nhất chính là sư đoàn không quân 372 của Việt Nam sử dụng toàn trang bị Mỹ. Sư đoàn này đã phát huy tác dụng không nhỏ trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia năm 1978.
Nhưng cùng với hao tổn trong quá trình sử dụng, các vũ khí nguồn gốc Mỹ trong tay Việt Nam nhanh chóng suy giảm số lượng. Đặc biệt là những trang bị kỹ thuật, do thiếu linh kiện thay thế, có nhiều thứ chỉ vì một lỗi nhỏ mà buộc phải loại biên. Câu hỏi đặt ra là trên thế giới các sản phẩm cùng loại rất nhiều, chỉ cần mua về thay thế là được mà sao phải loại bỏ? Tuy nhiên nói câu này là quá dễ dàng. Năm đó Việt Nam còn nghèo, phải dựa vào Liên Xô viện trợ thì khó có tiền để mua trên thị trường quốc tế.
Cho đến cuối thập niên 1990, theo tình hình kinh tế dần dần tốt lên, Việt Nam mới lại bắt đầu chú ý đến những vũ khí Mỹ đang trong tình trạng nửa loại bỏ này. Thứ trước hết thu hút sự chú ý của họ là xe bọc thép M113. Đây là loại xe bọc thép chủ lực của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Mặc dù danh nghĩa số lượng loại xe này đạt tới 1.000 chiếc nhưng ước tính một nửa số xe này đã không thể sử dụng được nữa. Để thay đổi tình hình, năm 1998, Việt Nam và Công ty Kỹ thuật Oto Singapore ký một hợp đồng dự định dùng linh kiện do công ty của Singapore sản xuất để nâng cấp cải tạo hơn 100 xe M113. Vốn dĩ công ty của Singapore rất hào hứng với giá trị lên tới vài chục triệu USD này vì họ là công ty nhỏ, có thể giành được hợp đồng lớn như vậy trên thị trường vũ khí quốc tế là không dễ.
Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì Mỹ đột nhiên thọc gậy bánh xe. Do lúc đó Mỹ vẫn thực thi cái gọi là cấm vận vũ khí với Việt Nam nên khi thấy người Singapore bỏ qua lệnh cấm đó để hợp tác làm ăn với Việt Nam, họ liền nhảy ra nói lệnh cấm này áp dụng cả với các vũ khí trang bị của Mỹ chế tạo, bao gồm cả nước thứ ba sử dụng linh phụ kiện của công nghệ sản xuất Mỹ. Như vậy các phụ kiện do Singapore sản xuất không thể bán cho Việt Nam. Bởi vậy, hợp đồng này cuối cùng bị hủy bỏ. Không những như vậy, kế hoạch hợp tác cải tiến máy bay F-5 sau đó cũng chịu ảnh hưởng tương tự”.
Thực ra, năm 2016, Mỹ đã gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Tuy nhiên đến hiện tại thì những vũ khí chiến lợi phẩm kia đã quá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu mới. Thời điểm 2016 đã có những ý kiến trên truyền thông gợi ý rằng Việt Nam có thể chỉ mất số tiền nhỏ để nâng cấp F-5 là có ngay một phi đội máy bay tiêm kích. Tuy nhiên phương án này xem ra cũng không mang lại nhiều hiệu quả cho nên sau đó không còn tin tức gì liên quan nữa. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.