Theo The Sun, xác chó sói đã tồn tại cách đây 14.300 năm, còn nguyên vẹn đến mức đây được coi là “chìa khóa vàng” để các nhà khoa học tìm cách tái tạo lại gene loài sinh vật đã tuyệt chủng.
Các nhà khoa học đã tái tạo thành công ARN lấy từ xác con sói. Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Oliver Smith ở Đại học Copenhagen thu được kết quả khi phân tích ARN lấy từ gan, sụn và mô cơ của con vật tiền sử.
Các nhà nghiên cứu mới đây có phát hiện đột phá.
Xác sinh vật này , tìm thấy ở làng Tumat thuộc Cộng hòa Sakha hay còn gọi là Yakutia vào năm 2015. Không giống như ADN có thể tồn tại hàng ngàn năm ở điều kiện phù hợp, ARN không dễ được tìm thấy nguyên vẹn vì tính thoái hóa nhanh.
Trong khi ADN cho biết kiểu gene mà sinh vật có, ARN lại giải thích các gene có tác dụng như thế nào đối với sinh vật.
Xác chó sói tồn tại cách 14.300 năm còn nguyên vẹn đến kinh ngạc.
Theo kết quả nghiên cứu, ARN sắp trình tự từ mô gan của xác chó sói thời tiền sử có nét tương đồng với chó sói và chó nhà ngày nay. “Đây cũng là mẫu ARN cổ xưa nhất, vượt qua mẫu ARN tồn tại cách đây 13.000 năm”, tiến sĩ Smith nói.
Xác chó sói còn nguyên vẹn dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.
“Chúng tôi sắp trình tự ARN hoàn chỉnh nhờ vào xác động vật nguyên vẹn, đông cứng dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu. Chúng tôi hết sức vui mừng khi tìm thấy ARN ở các mô khác nhau của chó sói non”, tiến sĩ Smith nói thêm.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS Biology.
Các bức tranh vẽ trên tường và nhiều hiện vật còn nguyên vẹn bên trong hầm mộ ước tính có niên đại cách đây 1.300...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.