Ông Nguyễn Thành Lê cầm ảnh con trai Nguyễn Văn Hùng, người nghi chết trên xe container ở Anh
Nguyễn Văn Hùng, 33 tuổi, ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - người được cho là một trong số 39 thi thể trên xe container ở Anh - lần cuối cùng được nhìn thấy khi rời thành phố Marseille tới thủ đô Paris, Pháp, BBC hôm 31/10 đưa tin.
Ông Nguyễn Thành Lê, bố của Hùng, chia sẻ với BBC rằng ông nhận được một cuộc gọi từ "những kẻ buôn người" ngay sau khi chiếc xe container tới Anh.
Họ nói anh Hùng sẽ sớm gọi về cho ông ngay sau khi khoản tiền 12.900 USD được thanh toán. Nhưng sau đó, không có bất kỳ cuộc gọi nào. Ông Lê cố gọi lại cho những kẻ này nhưng không liên lạc được.
Nguyễn Đình Lượng
Giống như Hùng, Nguyễn Đình Lượng, 20 tuổi, ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, cũng được cho là một trong số các thi thể trên xe container ở Anh. Theo thông tin từ gia đình, Lượng đã sống ở Pháp 18 tháng và làm việc trong một nhà hàng ở thủ đô Paris. Khoảng 10 ngày trước, thanh niên 20 tuổi gọi về cho gia đình và báo rằng sắp sang Anh để làm việc.
Sau đó, gia đình mất liên lạc với Lượng và nhận được tin dữ từ những kẻ buôn người.
"Một người quen biết với gia đình tôi nghe điện thoại từ ai đó rồi đưa cho tôi nghe máy, nói rằng người ở đầu dây bên kia muốn gặp tôi. Một giọng nói lạ vang lên qua điện thoại nói rằng anh ta rất tiếc nhưng chuyến đi của con trai tôi gặp sự cố. Toàn bộ người đi trên xe container đã chết.
Tôi nghe như sét đánh ngang tai. Tôi không tin con trai mình đã chết và tới giờ cả gia đình vẫn hy vọng dù biết nó rất mong manh. Giá như nó chịu nghe lời tôi đừng rời Việt Nam, có lẽ gia đình tôi đã không phải chịu cảnh này", ông Nguyễn Đình Gia, bố Lượng, ngậm ngùi chia sẻ với phóng viên tờ The Sun (Anh). Theo BBC, các bác sĩ đã tới lấy mẫu máu từ các thành viên trong gia đình thanh niên 20 tuổi để phục vụ cho quá trình nhận dạng.
Một người Việt giấu tên, cũng trong hành trình nhập cư trái phép vào Anh từ Zeebrugge, Bỉ hồi tuần trước cho biết khoảng 12 đồng hương bị nghi chết trên xe container ở hạt Essex, Anh.
"Tôi tới Anh cùng ngày với chiếc xe container chở 39 thi thể. Có khoảng 7 người đi cùng tôi trên chiếc xe tải. Xe của chúng tôi không có bộ phận làm lạnh nên chúng tôi may mắn hơn 39 nạn nhân", người đàn ông chia sẻ với tờ báo Anh qua Facebook.
Người này còn cho biết thêm rằng anh ta di chuyển từ Việt Nam qua Nga và ở đây khoảng một tháng trước khi băng rừng đến Đức và sau đó là Pháp.
"Tôi đến Anh để tìm một công việc. Nhưng giờ tôi thực sự sốc và không thể làm nổi bất cứ việc gì", người đàn ông giấu tên cho hay.
Pháp được xem là "nút cổ chai" của mạng lưới buôn người
Theo BBC, Pháp là "nút cổ chai" của mạng lưới buôn người. Nó được xem là "điểm tập kết" người nhập cư trái phép trước khi vào London, Anh. Tuy nhiên, di chuyển từ Đức, Bỉ hay Ba Lan qua Pháp dễ dàng bao nhiêu thì di chuyển từ Pháp qua Anh lại khó khăn bấy nhiêu, chưa kể chi phí vô cùng lớn.
"Những nơi mà người nhập cư trái phép có thể trốn để vào Anh thay đổi liên tục. Nếu nhanh nhạy hơn, họ có thể tìm được một chiếc xe đi thẳng từ Bỉ hoặc Đức sang Anh mà không cần qua Pháp. Nhưng chi phí cho một suất đi như vậy vô cùng đắt đỏ", Thi Hiep Nguyen, chuyên gia hàng đầu về nạn buôn người Việt tại Pháp, cho biết.
"Nhóm đầu sỏ không phải lúc nào cũng ở Paris. Họ có thể ở bất cứ quốc gia nào ở châu Âu, kể cả Anh. Những người này thay đổi địa điểm thường xuyên nhưng thường tập trung ở vùng ngoại ô phía nam", bà Hiep dẫn lời một kẻ buôn người Việt Nam bị bắt tại Pháp năm 2012, cho hay.
Năm 2018, truyền thông Pháp đưa tin về vụ phát hiện 24 người Việt bị nhốt trong một tòa nhà ở ngoại ô Villejuif, thủ đô Paris.
Trước sự hoang mang, đau đớn của các gia đình Việt Nam nghi có người thân nằm trong số 39 thi thể trên xe container ở Anh,...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.