Vụ cung điện 1,3 tỷ USD bị vu liên quan ông Putin: Vì sao có vùng cấm bay phía trên?

Đăng Nguyễn - Guardian Thứ năm, ngày 28/01/2021 20:29 PM (GMT+7)
Cuộc "điều tra" của lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny về cung điện trị giá 1,3 tỉ USD ở bên bờ Biển Đen đã đưa ra những cáo buộc thiếu chứng cứ với ông Putin, trong đó có thông tin về một vùng cấm bay phía trên khu bất động sản này.
Bình luận 0

img

Lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny cho rằng, cung điện bên bờ Biển Đen thuộc sở hữu của ông Putin.

Hôm 27.1, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) xác nhận có thiết lập vùng cấm bay ngay trên cung điện trị giá 1,3 tỉ USD.

FSB cho rằng vùng cấm bay được áp đặt từ mùa hè năm ngoái, để bảo vệ khu vực ven bờ Biển Đen khỏi hoạt động do thám của NATO. Khu vực được bảo vệ trùng hợp với nơi cung điện đắt giá tọa lạc.

Lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny cho rằng, cung điện này thuộc sở hữu của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, ông Navalny không đưa ra được bằng chứng thuyết phục. Ông Putin đã công khai lên tiếng khẳng định ông không phải là chủ sở hữu cung điện trên.  “Không có bất cứ thứ gì trong video đó là tài sản của tôi hay của họ hàng tôi”, ông Putin nói.

Video mô tả chi tiết cung điện rộng 17.691m2, được đăng tải sau khi lãnh đạo phe đối lập Navanly bị bắt giữ. Đoạn video đến nay đã thu hút hơn 95 triệu lượt xem trên YouTube.

Phát ngôn viên FSB cho biết, vùng cấm bay được thiết lập dọc bờ biển Đen là do "sự gia tăng hoạt động tình báo của một số quốc gia láng giềng, bao gồm cả những quốc gia thuộc khối NATO”.

Đây là một phần nỗ lực bảo vệ an ninh biên giới của FSB, người phát ngôn nói thêm. FSB khẳng định nhiệm vụ trên không bao gồm việc bảo vệ bất cứ tài sản cụ thể nào trong khu vực.

Trong khi đó, đội ngũ của lãnh đạo phe đối lập Navalny nói khu vực xung quanh cung điện cũng được bảo vệ nghiêm ngặt. Máy bay không người lái đã phải tiếp cận 4 lần mới quay được video ngay trên cung điện. Một thành viên trong đội ngũ của ông Navalny bị chặn lại khi định đi thuyền đến gần cung điện.

Người này nói đặc vụ FSB yêu cầu anh ta giữ khoảng cách ít nhất 1,6km với nơi tọa lạc cung điện. Một nhà hoạt động môi trường xâm nhập vào khu vực gần cung điện được cho là bị đặc nhiệm của Cơ quan Bảo vệ Liên bang Nga (FSO) chặn lại.

Phát ngôn viên của FSO khẳng định lực lượng không có nhiệm vụ bảo vệ cung điện và không áp đặt quy định hạn chế xâm nhập ở khu vực.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem