Vụ mất tích bí ẩn của Tiểu đoàn Royal Norfolk trong Thế chiến I
Vụ mất tích bí ẩn của Tiểu đoàn Royal Norfolk trong Thế chiến I
Minh Luân (theo Confidential Archives, ANTĐ)
Thứ tư, ngày 10/06/2020 20:31 PM (GMT+7)
Một trong những trường hợp mất tích bí ẩn nhất đã diễn ra vào thời Thế chiến I. Kỳ lạ hơn bởi vì liên quan đến cả một tiểu đoàn lính. Tiểu đoàn Royal Norfolk của Anh đã biến mất ngay giữa chiến dịch tại Dardanelles vào tháng 8/1915.
Trong khoảng tháng 3 đến tháng 12/1915, Anh và Pháp cố chiếm lĩnh quần đảo Dardanelles, điểm chiến lược kiểm soát sự thông thương giữa Địa Trung Hải và các cảng của Nga trên Biển Đen. Nhưng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn đứng đoàn quân viễn chinh của Liên minh Anh - Pháp. Tuy nhiên do tổn thất quá lớn (46.000 người chết) nên cuối cùng liên minh trên đã bỏ cuộc.
Ngày 21/8/1915, trong cuộc tấn công lên bán đảo Gallipoli, nhiều binh sĩ New Zealand đã thấy Trung đoàn 4 Norfolk gồm 267 người đến tiếp viện cho quân đoàn Australia - New Zealand (ANZAC) đang tấn công cao điểm 60 ở phía nam vịnh Suyla. Khi đi đến một lòng sông cạn, binh lính của Trung đoàn Norfolk bước vào một đám mây kỳ lạ. Khi tất cả đều đã mất hút trong màn mây, đám mây dần dần dâng cao lên trên bầu trời rồi biến khỏi tầm mắt của mọi người. Chẳng còn một binh lính nào trong thung lũng, còn phía Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng đã không bắt giữ bất kỳ một binh sĩ nào của trung đoàn cả.
Câu chuyện này dựa vào lời kể của các nhân chứng sau đó 50 năm. Tuy nhiên lời các nhân chứng lại có nhiều mâu thuẫn. Chẳng hạn họ nói đến Tiểu đoàn 4 Norfolk chứ không phải trung đoàn. Mà Tiểu đoàn 4 đã kết thúc chiến dịch tại Dardanelles. Ngược lại, chính Tiểu đoàn 5 Norfolk mới được báo cáo là đã mất tích trong một cuộc tấn công vào ngày 12/8.1915 (thay vì 21/8) tại một địa điểm cách nơi mà những binh sĩ kể lại 5km.
Còn có một bằng chứng đáng tin cậy hơn, đó là báo cáo quân sự sau chiến dịch, được công bố vào năm 1917. Theo đó, vào ngày 21/8/1915, một "màn sương mù kỳ lạ" phản chiếu ánh mặt trời bao trùm lấy toàn vịnh và đồng bằng Suyla. Báo cáo cũng nhắm đến cuộc tấn công của 3.000 người thuộc Quân đoàn ANZAC. Tuy nhiên, màn mây được nói đến trong báo cáo có diện tích rất rộng lớn chứ không phải là một đám mây dài 250m lững lờ gần mặt đất như lời kể của các nhân chứng.
Còn nhiều trường hợp mất tích khác cũng được ghi nhận:
Vào năm 1707, trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, 4.000 người của quận công Charles de Habsbourg lên đường đến đèo Pyrénées để chống lại quân của Philippe V. Nhưng sau đó chẳng ai biết điều gì đã xảy ra với họ, bất chấp những cuộc tìm kiếm.
Vào tháng 12/1937, quân Nhật đã xâm chiến một phần Trung Hoa và bắt đầu tiến về thủ đô Nam Kinh. Viên chỉ huy Li Fu Sien quyết định mở một cuộc chống trả cuối cùng. Ông cho 3.000 binh lính trấn giữ dọc theo sông Dương Tử. Nhưng đến sáng hôm sau, tất cả đều đã biến mất ngoại trừ 100 người đóng tách biệt gần một cây cầu. Không ai thấy họ rời bỏ vị trí, và hồ sơ lưu trữ của quân Nhật cũng không thấy nhắc đến một vụ bắt giữ tù binh nào cả
Vui lòng nhập nội dung bình luận.