Sơ đồ địa điểm xảy ra tranh chấp lãnh thổ.
Tại vùng đất xa xôi ở dãy núi Himalaya, Trung Quốc và Ấn Độ đang căng thẳng hơn 1 tháng qua. Nhiều người lo ngại, hai cường quốc hạt nhân này có thể đánh nhau vì vùng đất rộng chưa tới 100 km2. Đây là một trong những lần căng thẳng hai bên lên đến mức cao nhất trong hơn 30 năm qua.
Sự việc xảy ra cách đây 1 tháng khi Bhutan phát hiện công nhân Trung Quốc đang mở rộng con đường trên núi. Ngay lập tức, Ấn Độ điều quân đội và vũ khí tới đây, ngăn chặn hành động được cho là “gây căng thẳng khu vực” của Trung Quốc.
Công nhân Ấn Độ xây dựng tại Bhutan.
Hai bên đều đưa ra những lí lẽ của riêng mình và thậm chí là những lời đe dọa nhằm vào phía đối phương. Trung Quốc cũng điều quân tới khu vực này và căng thẳng hai bên được dự đoán có thể nổ ra thành chiến tranh hạt nhân. Vì sao một vùng đất bé nhỏ, xa xôi tại Himalaya lại là mục tiêu tranh chấp của 2 cường quốc thế giới?
Về mặt địa lý, khu vực tranh chấp nằm giữa Trung Quốc và Bhutan. Với diện tích 84 km2, nơi đây rất quan trọng với chính quyền Bắc Kinh và New Delhi trong kế hoạch làm chủ toàn bộ châu Á sau này.
Xung đột biên giới bắt nguồn từ năm 1890 sau khi triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) và thực dân Anh kí kết thỏa thuận biên giới. Thỏa thuận này không chỉ ra chính xác vị trí đường biên giới khiến hai quốc gia đều cho rằng tuyên bố của mình là có lí, theo Ankit Panda, biên tập viên cao cấp tạp chí ngoại giao Diplomat.
Lính Trung Quốc-Ấn Độ tại biên giới chung năm 2008.
Bhutan và Ấn Độ nói rằng Trung Quốc đang tìm cách mở rộng phạm vi ở cao nguyên Doklam, nơi xảy ra tranh chấp. Rìa cực nam của cao nguyên này dẫn tới một thung lũng được các nhà địa chất gọi là “Hành lang Siliguri”. Các nhà chiến lược Ấn Độ gọi đây là “Cổ Gà”.
Dải dất nhỏ hẹp thuộc lãnh thổ Ấn Độ này chỉ rộng chưa tới 40 km nhưng kết nối vùng trung tâm rộng lớn với các bang đông bắc xa xôi. Ấn Độ sợ rằng nếu chiến tranh nổ ra, Trung Quốc sẽ chia cắt hành lang này và khiến 45 triệu dân Ấn Độ phân cách. Phần diện tích bị “cắt xẻ” cũng tương đương nước Anh hiện nay, lên tới hơn 240.000 km2.
Hành lang Siliguri có phần hẹp nhất chỉ 27 km, biến Ấn Độ hoàn toàn nằm trong tầm pháo kích của trọng pháo Trung Quốc. Ngoài ra, khi tuyến đường ở hành lang này được Trung Quốc xây dựng xong, Bắc Kinh có thể ồ ạt dồn xe tăng hạng nặng tới đây bắn phá.
Chính vì lí do này và bởi chủ nghĩa dân tộc tăng cao, hai bên Trung Quốc-Ấn Độ không nhường nhau một chút nào trong xung đột biên giới. Hai bên đều mong muốn có được vị thế chính trị lớn trên trường quốc tế và sự nhượng bộ có thể dẫn tới thảm họa khi chiến tranh xảy ra.
Ấn Độ-Trung Quốc là hai cường quốc quân sự trên thế giới.
Học giả Jeff Smith, từ Hội đồng Chính sách Ngoại giao Mỹ, chuyên nghiên cứu quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ, nói rằng sự căng thẳng hiện nay cũng giống như xung đột biên giới năm 1962. “Thông điệp đưa ra giống hệt cách đây hơn 50 năm”, Jeff nói.
Báo Trung Quốc từng ám chỉ có một “thế lực phương Tây” đang tìm cách kích động xung đột quân sự giữa Bắc Kinh -...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.