Xã Đạo Trù
-
Bánh trứng kiến (tiếng Sán Dìu là “ngáy sun chổng”) là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Vào mỗi dịp Tết Thanh minh, người Sán Dìu lại lên rừng lấy trứng kiến về chế biến thành món bánh đặc sản.
-
Cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên khoảng 35 km, một thác nước có tên là thác Vĩnh Ninh thuộc địa phận thôn Vĩnh Ninh, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) là một địa điểm trải nghiệm lý thú cho nhiều du khách, đặc biệt là giới trẻ ưa chuộng loại hình du lịch phượt để trải nghiệm, khám phá cảnh vật, thiên nhiên.
-
Thay vì để đất trống, đồi trọc hoặc trồng những loại cây cho hiệu quả kinh tế thấp, những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) đã mở rộng diện tích trồng cây dược liệu. Trong đó đem lại nhiều tiền nhất cho nông dân là trồng trà hoa vàng và cây ba kích.
-
Chỉ sau một thời gian ngắn nhân giống lợn rừng, ông Trương Văn Năm thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã trở thành chủ nhân của một trang trại nuôi lợn rừng rộng tới 8ha. Hiện đàn lợn rừng của ông có hơn 100 con, bao gồm cả lợn rừng sinh sản, lợn phối giống và lợn giống.
-
Thời gian qua, dịch tả lợn châu Phi đã gây chết, tiêu hủy hàng trăm nghìn con lợn, khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp phải “điêu đứng”. Thế nhưng, với quy trình chăn thả tự nhiên, hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đứng vững, với giá bán ổn định và thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
-
Vùng núi huyện Tam Đảo (tỉnhVĩnh Phúc) có nhiều cây dược liệu quý hiếm, trong đó có cây ba kích. Người dân xã Đạo Trù (Tam Đảo) đã mở rộng diện tích, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và nhân giống cây ba kích, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Củ ba kích bán với giá 120.000 đồng/kg, tính ra mỗi sào trồng ba kích cho thu từ 120-160 triệu đồng.