Xã Vạn Hưng
-
Ở Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa), lâu nay, tôm thẻ chân trắng chủ yếu nuôi trên đìa hoặc lót bạt nhưng môi trường nuôi ngày càng kém, rủi ro cao khiến nhiều hộ nuôi tôm thua lỗ, rơi vào nợ nần. Cái khó ló cái khôn, nhiều người đã chuyển sang nuôi tôm công nghệ cao, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm.
-
20 năm thắp lửa đam mê và tình yêu hiếm thấy với loài hải sâm cát, cử nhân trẻ Nguyễn Đình Quang Duy đã vụt lớn thành một chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hải sâm. Loài vật vốn đã cạn kiệt ngoài tự nhiên hiện nay đã được thuần thục trong một quy trình nuôi khép kín, mở thêm sinh kế cho cộng đồng cư dân ven biển.
-
Gà mặt quỷ (gà Indonesia) được đưa về Việt Nam vài năm gần đây nhưng hiện nay giống gà này khá khan hiếm do giá gà giống quá đắt. Tại tỉnh Khánh Hòa, rất ít người nuôi và có thu nhập cao từ đối tượng này.
-
Ông Lê Công An (thôn Xuân Tây, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) vừa đạt giải khuyến khích tại hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ IV (2018 - 2019) với mô hình nuôi gà mặt quỷ thả vườn, cho thu nhập cao.
-
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo, thử nghiệm nuôi thương phẩm điệp seo Comptopallium radula tại Khánh Hòa” vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu, đánh giá cao. Đề tài đã tạo thêm một đối tượng nuôi mới, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường.
-
Đó là những mục tiêu chính của Dự án “Nâng cao kỹ năng sản xuất hải sâm dựa vào cộng đồng”, do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 (RIA3) thực hiện tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Được biết, hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều trong y học, được thị trường thế giới ưa chuộng, nhất là khu vực Đông Nam Á. Một ký hải sâm chế biến khô trên thị trường hiện được bán với giá từ 200 đến 400USD.
-
Tôm hùm xưa nay không thể sống trong môi trường nhân tạo. Ngư dân cũng chỉ nuôi được tôm hùm trong lồng biển. Vậy mà TS. Mai Duy Minh (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chuyển hẳn “nhà” cho tôm hùm từ biển lên bờ...Đây là một trong những chuyện lạ có thật ở Khánh Hòa.
-
Ngày ông Cao Như Hoàng mang 10.000 cây đinh lăng về trồng giữa vùng cát nắng xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), nhiều người kêu ông "khùng". Nhưng chỉ 2 năm sau, ông Cao Như Hoàng hết tiếng "khùng" khi mới chỉ bán lá đinh lăng, cành đinh lăng thôi đã có 150 triệu đồng/năm.