Mô hình một thành phố nổi trên đại dương
Với ý tưởng đó, kỹ sư người Mỹ Michael Eliot hy vọng có thể sống cuộc sống thoải mái mà không bị ràng buộc bởi hệ thống luật pháp nào. Từ khi ấy, anh đã bắt tay vào thiết kế.
Trên thế giới, các cộng đồng không muốn nằm trong sự quản lý của chính quyền như cướp biển hay hippie đã tồn tại hàng trăm năm. Các "cư dân biển" (seasteader) còn tìm cách để được biệt lập hoàn toàn, đó là thành lập xã hội riêng nhờ vào công nghệ cao. Càng ngày càng có nhiều kế hoạch xây dựng tương tự ở các vùng biển xa, ngoài phạm vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia.
Theo thiết kế, những ngôi nhà có thể tách rời và di động. Nếu không thích cộng đồng đang sống, họ chỉ việc nhổ neo đi nơi khác.
Phác thảo một ngôi nhà dựng bằng vật liệu siêu bền trên một "thửa đất" ngoài đại dương
Những người ít cực đoan hơn sẽ nghĩ "Tại sao lại phải phức tạp như vậy? Vào rừng sống chẳng phải cũng biệt lập hay sao?". Câu trả lời của các cư dân biển là họ muốn cô đơn hoàn toàn với thế giới, khỏi lãnh thổ có quyền kiểm soát, hay có mục đích xa hơn là tìm cách sống sót khỏi việc nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Chính xác là tham vọng thay đổi thế giới và họ có thể thuyết minh cả ngày về mục tiêu đó.
Theo dự định của Eliot, mỗi ngôi nhà nằm trên thửa "đất" rộng 200m2, móc nói với nhau bằng neo, nằm trên phao nổi chất liệu carbon chế tạo theo kỹ thuật cuộn dây tóc, đủ khả năng chống chọi với gió lớn và vô cùng bền do kết hợp thêm chất xi măng polime từ thời La Mã chống ăn mòn.
Eliot dự định xây phần khung nhà hai tầng trong đất liền, sau đó đưa ra biển và sẽ hoàn thiện nội thất. Anh tin rằng mình có thể hoàn thành nhà nổi trong ba năm tới. Quãng thời gian này dài hơn so với dự kiến do nhiều thay đổi trong kiến trúc, nhưng anh tin rằng việc điều chỉnh là cần thiết để đảm bảo bền vững sau này.
Mô hình một thành phố nổi
Ý tưởng đến với Eliot sau khi anh đọc cuốn tiêu thuyết Snow Crash, nhưng người đầu tiên có sáng kiến này có nguồn gốc từ năm 1993, khi Eric Klein, thanh niên 28 tuổi theo chủ nghĩa tự do bất mãn với xã hội, bắt đầu tìm kiếm nơi ở lý tưởng và hình dung ra một quốc gia mới mang tên Oceania. (Đại Dương quốc)
Oceania sẽ không có bộ luật mà chỉ có hiến pháp sơ sài. Hôn nhân tự do và những mong muốn khá quái đản đều được đáp ứng. Điều duy nhất bị cấm là làm hại người khác. Tuy nhiên, kế hoạch này đổ bể do chi phí đắt đỏ.
Một thiết kế của Viện Seasteading năm 2015
Sau này đã có nhiều người tiếp bước Klein. Khi bắt đầu dự án, Eliot được nhiều người đề nghị trợ giúp và đầu tư hồi năm 2008, trong đó có tỷ phú công nghệ Peter Thiel. Thiel từng là nhà sáng lập PayPal cùng Elon Musk, nhưng ông không mặn mà lắm với hàng không vũ trụ mà lại hào hứng với việc khám phá đại dương, khẳng định con đường này có tính khả thi cao hơn. Thiel còn lập ra cơ quan chuyên biệt nguyên cứu là Viện Seasteading.
Năm ngoái, Viện Seasteading đã công bố kế hoạch hoàn thành xây dựng thành phố nổi vào năm 2020, nhưng chi phí cao đã khiến nhiều nhà đầu tư chùn bước, và họ đã phải thảo lại kế hoạch để cắt giảm, nhưng giá đất trên đảo quốc này vẫn ở khoảng 5000 USD/m2, tương đương mức sống trung bình ở New York và London.
Ngoài ra, thách thức lớn nhất có thể kể đến là ngoại giao. Câu hỏi là làm thế nào để được chấp nhận tồn tại trên vùng biển quốc tế, tạo dựng nền kinh tế và quốc phòng riêng trong khi chính trị thế giới rất phức tạp. Vì vậy nên dường như đa số các "cư dân biển" không đặt hy vọng vào một thiên đường chủ nghĩa tự do hoàn hảo mà chỉ muốn có môi trường sống cải thiện, nhưng điều đó không đạt được mức lý tưởng của những người sáng lập
Một số khác lại cho rằng đảo quốc nên duy trì quan hệ tốt với những quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia ven biển để giảm thiểu các vấn đề có thể phát sinh. Viện Seasteading cũng đồng ý và đang chuẩn bị đàm phán. "Chúng tôi sẽ thông báo sau khi có thỏa thuận chính thức", phát ngôn viên Seasteading, Joe Quirk nói.
Dù vậy, vẫn có những ý kiến quan ngại. Bình luận trên trang Reddit, một người dùng tên Piugattuk từng phục vụ hải quân chia sẻ ý kiến của mình một cách trung lập.
"Nhiều cư dân tương lai của thành phố đó chắc chắn chưa hề trải nghiệm thực tế về cuộc sống trên biển vốn bất trắc và có thể biến chuyển trong chớp mắt. Tôi thích ý tưởng đó, nhưng trên thực tế họ không nên làm vậy". Là một tài xế 50 tuổi già dặn, ông từng chứng kiến cả giàn khoan bị bão đánh chìm, chưa kể chi phí bảo dưỡng vô cùng tốn kém. "Theo tôi thấy, tất cả những thứ trôi nổi trên mặt biển đều có kết cục không tốt", ông viết.
Còn Eliot, vẫn vô cùng tự tin với mục tiêu đưa 1 triệu người lên đảo quốc, sống tự do không cần quốc tịch, tin tưởng rằng điều này sẽ mở đường cho sự phát triển của nhân loại. Riêng Piugattuk không lý tưởng, mà chỉ muốn theo đuổi những thú vui riêng và vật lộn với cuộc sống.
"Tuy nhiên nếu công nghệ cải thiện, tôi sẵn lòng tư vấn kiến trúc cho họ", ông nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.