Mới đây trên tờ National Interest của Mỹ, nhà bình luận Lauren Thompson đã đưa ra nhận định: Hiện nay Nga đã đạt được vị thế cân bằng về xe bọc thép với các nước NATO, và những năm tới đây họ sẽ tiếp tục củng cố vị thế của mình, trong khi đó Mỹ và các đồng minh có nguy cơ bị mất đi vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Xe tăng T14 Armata của Nga.
Đầu tiên, tác giả tập trung phân tích tình hình ảm đạm của lĩnh vực sản xuất xe tăng ở Mỹ. Ông nhấn mạnh: "Hoạt động sản xuất các loại xe quân sự đang ở mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua". Như vậy, tác giả cho biết, hàng năm Mỹ chỉ sản xuất được không quá 12 chiếc xe tăng dòng Abrams, còn kế hoạch trang bị vũ khí hiện đại cho lữ đoàn bọc thép đã được chính quyền Obama phê duyệt, sẽ chỉ được thực hiện sau một phần tư thế kỷ nữa.
Nhà báo Thompson tin chắc rằng: "Trên thực tế, Hoa Kỳ và các đồng minh của mình sẽ không từ bỏ dòng xe bọc thép đã lỗi thời, giống như một sự khiêu chiến". Ông cũng nhắc lại rằng Ý, Đức và Pháp có 300 xe tăng, trong khi đó Nga có đến vài ngàn cỗ xe ở tình trạng sẵn sàng sử dụng.
Tác giả khẳng định, hiện nay các bên đã đạt được vị thế cân bằng, nhưng sắp tới Moscow có thể giành được lợi thế. Trước hết, điều đó có liên quan tới sự phát triển của cuộc chiến toàn bộ về khai thác dòng xe tăng Armata, một điều mà phương Tây không có. "Thật không ngoa khi nói rằng chính sự khác biệt này có khả năng sẽ dẫn đến sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến Đông-Tây sắp tới" – nhà báo cho biết.
Xe tăng Abrams.
Ông Thompson cho rằng, để khắc phục tình trạng này thì chỉ có cách là Mỹ phải đẩy nhanh tiến độ các chương trình hiện đại hóa xe tăng của mình. Ông lấy ví dụ về dự án của công ty General Dynamics, một dự án hứa hẹn sẽ cung cấp bổ sung cho Lầu Năm Góc 22 chiếc Abrams trong một tháng.
Tác giả nhấn mạnh: "Quân đội cần thêm tiền để hiện đại hóa". Đồng thời ông tin Nhà Trắng nên coi việc "kiềm chế sự phát triển nhanh chóng các cỗ máy quân sự Nga" là "ưu tiên đầu tư cao nhất".
Điện Kremlin đã nhiều lần chỉ ra rằng chính sách đối ngoại của Nga được xây dựng trên nguyên tắc hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, vì vậy việc sử dụng các lực lượng quân sự trong trường hợp không có mối đe dọa đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước đều không được coi là một kịch bản hành động có thể xảy ra trong những tình huống xung đột trên thế giới.
Đức Dũng (Infonet)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.