Thủ tục khởi hành ngoài chiếc vé máy bay thì điều cần nhất là phải chích ngừa phòng chống bệnh sốt vàng trước, bởi ai cũng biết châu Phi là vùng đất nhiều “bí ẩn” nổi tiếng với những căn bệnh của núi rừng.
Vượt qua 5 giờ bay, chúng tôi dừng ở trạm trung chuyển Qatar, trước khi mất thêm 8 giờ bay nữa để đến được Tanzania. Lục “hồ sơ” tìm hiểu, tôi biết nước này phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp, cung cấp 85% cho xuất khẩu.
Miền trung Tanzania gồm cao nguyên rộng lớn, với nhiều công viên sinh thái rộng và rất đẹp, trong đó nổi tiếng có công viên quốc gia Serengeti ở phía nam.
|
Đồng đen ở Tanzania |
Thêm một điều đáng lưu ý là tại đất nước hoang sơ Tanzania này, mỗi năm có hơn 13.000 ca tử vong của các sản phụ và trẻ sơ sinh. Mặc dù có nền chính trị khá ổn định nhưng Tanzania lại nằm trong số những quốc gia bị liệt vào dạng… nghèo nhất thế giới.
Hành trình xuyên rừng núi
Theo những gì tìm hiểu, tôi lại khá lạ là vì sao những người bạn của tôi lại có thể sang tận vùng đất hoang sơ này để tìm hiểu về thị trường mua bán đồng ở đây. Những câu hỏi loay hoay trong đầu với những hình ảnh của người dân khốn khó ở nơi đây khiến càng lúc tôi càng ngạc nhiên.
|
Hươu cao cổ bình thản nhìn khách qua đường |
So với hình ảnh được thấy trên các kênh truyền hình, lục địa đen quả thật không khác xa lắm. Hình ảnh những người phụ nữ da đen, cõng trên mình một em bé, đầu đội những thúng hàng nặng nề, bước những bước chân nặng trĩu trên con đường đầy nắng gió dễ làm người đến tham quan lần đầu không khỏi nặng lòng ưu tư. Đường phố ở đây thật tấp nập, cảnh đợi xe buýt của lớp người dân đông đảo, cho thấy đây là một thành phố nhiều sôi động. Cái nóng gần 500C khiến khách bộ hành phải mệt mỏi, nhưng những cậu bé đang tuổi cắp sách đến trường ở đây, bọn chúng vẫn cứ tung tăng sải những bước chân đầy tự tin.
Chạy đua ra ngoài thành phốĐưa đón chúng tôi suốt hành trình hôm nay là một “gã” da den cao gần 1m9, trông anh vạm vỡ nhưng lại nhanh nhẹn lạ thường. Giúp chúng tôi sắp xếp hành lý để sau xe, kiểm tra đủ 5 người là anh ta nhấn ga vọt mạnh. Tốc độ được anh đẩy lên cao liên tục, anh cho biết: “Phải ra thành phố này trước 6 giờ, nếu không chuyện kẹt xe dài 3 tiếng đồng hồ là chuyện bình thường".
Nơi trú ngụ đầu tiên của chúng tôi là một khách sạn 5 sao, với các thủ tục hơi rườm rà, bởi dẫu sao ở đây cũng tiếp toàn khách quý. Sau khi nhận phòng và được dùng bữa ăn trưa khá thịnh soạn, tôi nhận được “lệnh” từ một anh bạn người Ấn: Sáng mai phải khởi hành sớm từ lúc 5 giờ sáng, điểm đến là một ngọn núi cao 5.000m, tất cả hành trang phải gọn nhẹ, và nhất là lương khô phải… đầy đủ.
Khí hậu ở Tanzania thật lạ, nếu ban ngày cái nóng lên đến 500C thì ban đêm có thể đột ngột lạnh xuống 120C là điều bình thường. Một anh bạn đi chung đoàn đã phải ngã bệnh vì sự thay đổi “lệch pha” này. Đưa đón chúng tôi suốt hành trình hôm nay là một “gã” da den cao gần 1m9, trông anh vạm vỡ nhưng lại nhanh nhẹn lạ thường.
Giúp chúng tôi sắp xếp hành lý để sau xe, kiểm tra đủ 5 người là anh ta nhấn ga vọt mạnh. Tốc độ được anh đẩy lên cao liên tục, anh cho biết: “Phải ra thành phố này trước 6 giờ, nếu không chuyện kẹt xe dài 3 tiếng đồng hồ là chuyện bình thường". Nhìn dòng xe chen chúc từng đoạn đường, những chiếc xe tải ì ạch “lê” từng bánh xe, bọn tôi mới hiểu vì sao tài xế phải chạy thục mạng như thế”.
|
Người dẫn đường đang giới thiệu về cách khai thác đồng đen trong đá núi |
Gần một tiếng đồng hồ để ra khỏi thành phố, chúng tôi nhanh chóng hưởng được làn gió mát từ những cánh đồng trống mênh mông. Điều dễ nhận thấy nhất trước mắt là một khoảng trống mênh mông, không có đồng lúa, cũng không có những cánh rừng xanh thẳm, xa xa chỉ là những ngọn núi chập chùng với một màu vàng cháy.
Phải thêm 2 giờ xe chạy nữa, chúng tôi mới lọt vào một khu Vườn quốc gia, rất nhiều bảng cấm báo hiệu khu vực có thú rừng. Quả nhiên, chúng tôi gặp rất nhiều bầy khỉ dạn dĩ đứng giữa đường như để tìm thức ăn.
Trải dài hơn 20 cây số, lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến những đàn heo rừng nhởn nhơ ăn... cỏ, từng đàn hươu cao cổ thảnh thơi gặm những đọt lá trên cành cao, ngay cả đàn ngựa vằn cũng có thể bình thản nhìn khách qua đường một cách ung dung, tự tại…
Tài xế kiêm hướng dẫn đoàn cho biết: “Đây là khu rừng quốc gia, mọi việc săn bắn đều bị nghiêm cấm, rất nhiều đoàn phim trên thế giới đã đến nơi này để thu hình, đây có thể xem là một thảo cầm viên lớn nhất thế giới vậy”.
Phải mất 12 tiếng đồng hồ xe chạy chúng tôi mới đến được một thị trấn “cỏn con”, tất cả đều được tá túc trong một khách sạn nhỏ nhoi. Khí hậu về đêm ở đây se lạnh lạ thường, tô mì gói nóng hổi lúc này cứ như một báu vật làm ấm lòng người phương xa.
Tiếp chúng tôi là một nhóm thương gia, có lẽ họ là người làng kế bên, cuộc gặp gỡ nhanh chóng diễn ra bởi câu chuyện quan trọng vẫn là ngày mai phải leo lên ngọn núi cao ngất ngưởng để tìm vùng đất có… "vàng đen"!
6 giờ sáng, chúng tôi phải di chuyển thêm một chặng đường đầy gian nan, qua những bãi cát khổng lổ, tiếng gầm gừ từ chiếc xe cộng với cơn lốc từ cát bay mịt mù, khiến chúng tôi chạnh lòng bởi biết phía trước sẽ còn nhiều cam go.
Vượt hơn 50km ổ gà, chiếc xe ì ạch đưa mọi người trong đoàn vào một làng nghèo của vùng đồng cỏ cháy khô. Lũ nhóc da den í a tiếng thổ dân như báo hiệu có khách từ phương xa đến.
|
Lũ trẻ lem luốc với chiếc xe đạp gỗ tự chế |
Nhìn lũ trẻ lem luốc với ánh mắt ngơ ngác, lạ lùng đang chơi với chiếc xe đạp gỗ tự chế, không khí trong đoàn có vẻ sôi động hơn. Ba thổ dân vùng này tình nguyện dẫn chúng tôi lên núi, trong đó có một ông già gân guốc, tự tin sải đều những bước chân. Có lẽ không quen với chuyện tiếp cận không khí ở độ cao, đoàn chúng tôi phải ngưng và nghỉ hơn 10 lần suốt đoạn đường ở độ cao hơn 5.000m này.
Một ngụm nước lúc này trở nên quý hơn vàng, và chuyện phải đối diện với rừng núi như thế này suốt hơn 3 tiếng đồng hồ quả là một điều cực hình không tưởng tượng được. Khi thấy ông già giơ tay báo hiệu đã đến nơi, tất cả chúng tôi có cảm giác như được đến thiên đàng, có người mừng quá hét to giữa núi rừng cao thẳm như loan báo một tín hiệu vui sắp diễn ra.
Đối diện cùng “vàng đen”
Từ chuyện mơ về mỏ đồng đen, đến việc thực tế chạm vào mỏ “vàng” là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Bởi những chất liệu đồng chúng ta thường thấy ở những đường dây điện cao áp, đến những cục đá có đồng ở đây sao nó khác nhau đến lạ thường.
Ngay đỉnh núi này đã có mặt khoảng 8 người đàn ông vạm vỡ, nhìn họ đục đẽo, cào hốt những tảng đá có chất đồng đưa từ dưới hố thẳm lên cao, quả là một điều gian khổ. Xung quanh ngọn núi này có hàng trăm bao tải chứa đựng đá có chất đồng, theo lời anh hướng dẫn viên thì những viên đá này có chứa khoảng 30% chất đồng, nếu đem về nhà máy, sau phân đoạn nghiền nát, lọc lựa thì mới có được độ đồng 9999 tuổi.
Lấy đồng 9999 tuổi từ đá núiNgay đỉnh núi này đã có mặt khoảng 8 người đàn ông vạm vỡ, nhìn họ đục đẽo, cào hốt những tảng đá có chất đồng đưa từ dưới hố thẳm lên cao, quả là một điều gian khổ. Xung quanh ngọn núi này có hàng trăm bao tải chứa đựng đá có chất đồng, theo lời anh hướng dẫn viên thì những viên đá này có chứa khoảng 30%% chất đồng, nếu đem về nhà máy, sau phân đoạn nghiền nát, lọc lựa thì mới có được độ đồng 9999 tuổi.
Tất nhiên với chất liệu khai thác như thế này, giá đồng sẽ rất thấp, và người kinh doanh sẽ có cơ hội lời gần 70% là có thật. Đây có lẽ là con số khá hấp dẫn để khiến đoàn thương gia chúng tôi có mặt ở nơi “khỉ ho cò gáy” này.
Tuy nhiên làm thế nào để tải được lượng “vàng đen” này xuống núi thì quả là điều nan giải, và tay đào “vàng” ở đây cho biết: “Bốn năm quả núi với diện tích hàng trăm hecta ở nơi đây đều có chất đồng, nếu đối tác nào đầu tư, chúng tôi sẽ có những đàn bò, ngựa tải xuống mỗi ngày, và chuyện một ngày di chuyển trên 100 tấn đồng là điều hoàn toàn có thể!".
Hỏi thêm các chi tiết làm thế nào để đưa số đồng này về Việt Nam, các thủ tục giấy tờ cũng như việc chi trả sẽ như thế nào? Một anh trong đoàn tỏ vẻ khó chịu nhưng vẫn bật mí: “Chuyện đó không khó, quan trọng là có đồng hay không, chất liệu đồng như thế nào.
|
Một cách lấy đồng đen từ đá thủ công |
Ở cái vùng châu Phi này “khét” tiếng là có nhiều mỏ đồng lắm, nhưng làm thế nào để truy tìm ra địa chỉ, biết được chủ hãng nào có uy tín. Còn lại các thủ tục thì đã có luật mua bán quốc tế hết rồi, sẽ có ngân hàng trung gian, đảm bảo việc chi trả theo đúng luật “tiền trao, cháo múc”, nhưng đó chỉ là những lý thuyết… suông, chứ khi chạm vào thực tế đã có người bán nhà trả nợ vì sự gian dối của những đối tác vùng lục địa đen này. Bởi những lời hứa ngon ngọt, những mẫu hàng đẹp mắt, kèm theo số tiền đặt cọc chỉ 20% trên số tiền cả triệu đô, là người ta có thể gạt nhau dễ dàng".
Anh bạn người Ấn của tôi đã có gần 20 năm kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, nên cũng không khó lắm khi phân biệt được đâu là đối tác gian hay đối tác đàng hoàng. Và với thực tế từ chuyến đi như thế này, anh cho biết: “Không phải là không khả quan, nhưng nếu muốn làm ăn với nhưng phi vụ như thế này, ngoài chuyện đầu tư tiền của, còn cần có thời gian nghiên cứu kỹ hơn về luật lệ kinh doanh của nước bạn, nhất là phải có những cơ sở tại địa phương thì mới có thể khả thi được".
Nhìn những khối đá óng ánh chất đồng, mấy anh bạn như quên đi nỗi mệt mỏi sau những ngày đường vất vả, nhưng để biến nó thành “vàng đen” như mong ước, người ta tự hiểu sẽ còn trăm đường khó khăn khác. Một chuyến đi thực tế giúp chúng tôi có cái nhìn rõ hơn về một phương thức làm ăn xuyên biên giới không hề đơn giản và sự thành bại cho một cuộc làm giàu trên xứ người đòi hỏi con người ta phải có sự đầu tư chu đáo, nhất là kiên nhẫn trong việc tìm kiếm “vàng” từ một xứ sở xa xôi.
Theo Dòng Đời
Vui lòng nhập nội dung bình luận.