Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tôn Ngộ Không được xem là nhân vật nổi tiếng và thành công nhất trong Tây Du Ký 1986. Sau gần 40 năm phát sóng Tây Du Ký 1986, thông tin xung quanh nhân vật này vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.
Một trong những điều làm nên sự đặc biệt của Tôn Ngộ Không chính là tên gọi. Đại đồ đệ của Đường Tăng có 7 cái tên không bao gồm tên gọi Tôn Ngộ Không. 7 cái tên đó là Thạch Hầu, Mỹ Hầu Vương, Bật Mã Ôn, Tề Thiên Đại Thánh, Tôn Hành Giả, Đấu Chiến Thắng Phật, Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Tổ Phật. Vậy 7 cái tên này có xuất xứ và ý nghĩa ra sao?
Tôn Ngộ Không: Chứng kiến con khỉ già qua đời, Tôn Ngộ Không sợ hãi cái chết và mong muốn có được sự bất tử, Sau khi bái Bồ Đề Tổ Sư làm sư phụ, hắn được ngài đặt tên là Tôn Ngộ Không. Trong đó, “Tôn” có nghĩa là “khỉ”, “Ngộ Không” là “giác ngộ tinh thông”.
Thạch Hầu (con khỉ đá): Khi mới được sinh ra từ hòn đá mà Nữ Oa Nương Nương dùng để vá trời, Tôn Ngộ Không được gọi là Thạch Hầu. Cái tên khai sinh này sau này cũng nhiều lần được các vị thần Phật nhắc đến để ám chỉ xuất thân của Tôn Ngộ Không.
Mỹ Hầu Vương: Khi còn là con khỉ đầu đàn ở Hoa Quả Sơn, Tôn Ngộ Không tự phong mình làm Mỹ Hầu Vương - cái tên thể hiện địa vị và sự tự mãn khi cho rằng bản thân là vua khỉ có ngoại hình đẹp.
Tề Thiên Đại Thánh (Thánh lớn bằng Trời): Sau khi tinh thông pháp thuật, Tôn Ngộ Không tự cho mình là bản lĩnh ngang với trời, không biết kiêng nể ai khi đòi Ngọc Hoàng phong cho tước hiệu này.
Bật Mã Ôn: Để làm dịu con khỉ đá ngang ngược, Ngọc Hoàng đã ban cho tôn Ngộ Không chức vụ Bật Mã Ôn - chức quan trông coi cai quản ngựa cho thiên đình. Mãi sau này khi bị những tên lính quèn mỉa mai, hắn mới biết mình đã bị lừa ban cho một chức quan vô cùng tầm thường. Đây cũng là nguồn cơn gây ra trận đại náo Thiên Đình, kinh động Tam giới, phải nhờ đến Phật Tổ Như Lai mới có thể trấn áp được Tôn Ngộ Không.
Tôn Hành Giả (Hành Giả Tôn hoặc Giả Hành Tôn): Ý nghĩa của cái tên này là “người tu hành họ Tôn. Sau khi Đường Tăng giải thoát Tôn Ngộ Không khỏi núi Ngũ Hành thì đã ban cho hắn cái tên này.
Đấu Chiến Thắng Phật: Sau khi vượt qua 81 kiếp nạn, tu thành chính quả, Phật Tổ Như Lai đã phong cho Tôn Ngộ Không danh hiệu này. Sau này người đời cũng lấy cái tên này để thờ phụng Tôn Ngộ Không.
Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Tổ Phật: Đây là cái tên duy nhất không xuất hiện trong Tây Du Ký 1986. Đó là bởi vì ở phần sau của Tây Du Ký (hậu Tây Du Ký), sau khi tiêu diệt được Vô Thiên và cứu tam giới thì Tôn Ngộ Không mới được Phật Tổ Như Lai thăng chức thành Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Tổ Phật.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.