-
Mặc dù hầu hết các ý kiến của chuyên gia và người dân đều phản đối, nhưng Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng vẫn gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội với mức thuế bảo vệ môi trường với xăng là 4000 đồng/lít. Vậy Bộ Tài chính đưa ra “lấy ý kiến” để làm gì? Mỗi lít xăng cõng 4.000 đồng tiền thuế, lợi ích thuộc về ai?
-
“Tôi nghĩ rằng vấn đề chính là tính minh bạch. Bình thường ngành thuế không giải trình được cho người dân là thu thuế từ họ như vậy thì dùng làm gì? Nếu là tăng thuế BVMT với xăng dầu để bảo vệ môi trường thì phải chứng minh cho họ là hoạt động bảo vệ môi trường tiến hành ra sao, môi trường được cải thiện như thế nào”, chuyên gia Phạm Chi Lan đặt vấn đề.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, việc tăng thuế BVMT với xăng dầu và một số mặt hàng lên kịch khung sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng hàng hoá thân thiện với môi trường như xăng E5, xăng E10, dầu diezel D5, D10, túi nylon thân thiện với môi trường…
-
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến về dự án Nghị quyết biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu dự kiến tăng lên kịch khung từ từ ngày 1.7.2018, Bộ Tài chính cho biết: “Đa số ý kiến nhất trí với nội dung dự thảo”.