10 chiến dịch quân sự khiến Càn Long tự xưng "Thập Toàn lão nhân"

Vương Nam (theo Sohu) Thứ sáu, ngày 04/03/2022 19:43 PM (GMT+7)
Càn Long về già luôn tự gọi mình là Thập toàn lão nhân. Ông ta cho rằng từ cổ chí kim, không một hoàng đế nào trong lịch sử Trung Quốc có thể lập được những
Bình luận 0

Hai từ “thập toàn” vốn được lấy trong câu “thập toàn thập mỹ”, để chỉ sự hoàn hảo, Càn Long lại tự xưng là Thập toàn lão nhân, ý muốn thể hiện rằng bản thân là vị hoàng đế tài giỏi về mọi mặt, không có một chút khuyết điểm nào.

Tuy nhiên, Càn Long chỉ tự coi mình là một “lão nhân” (ông già), không dám xưng thẳng ra hai từ “đại đế”, để tránh bất kính với những vị hoàng đế đi trước.

10 chiến dịch quân sự khiến Càn Long tự xưng "Thập Toàn lão nhân" - Ảnh 1.

Dưới thời Càn Long, đã có 10 chiến dịch quân sự lớn (ảnh minh họa).

Theo Thanh sử, mười “đại chiến công” (thực ra không phải tất cả đều thành công), chính là mười chiến dịch quân sự lớn, được thực hiện dưới thời hoàng đế Càn Long, bao gồm:

1. Trấn áp thành công cuộc nổi dậy của những bộ tộc vùng Lưỡng Kim Xuyên lần thứ nhất và xâm lược Tây Tạng (nắm 1747 – 1749).

2. Trấn áp thành công cuộc nổi loạn bộ tộc lớn Dzungar ở vùng biên giới Trung Quốc – Mông Cổ lần thứ nhất ( năm 1755).

3. Trấn áp cuộc nổi loạn bộ tộc Dzungar ở vùng biên giới Trung Quốc – Mông Cổ lần thứ hai và tiêu diệt bộ tộc Dzungar (năm 1757).

4. Trấn áp và tiêu diệt bộ tộc lớn Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), thành lập tỉnh Tân Cương (năm 1757 – 1759).

5. Xâm lược Miến Điện (Myanmar) (năm 1765 – 1769).

6. Trấn áp thành công cuộc nổi dậy của những bộ tộc vùng Lưỡng Kim Xuyên lần thứ hai (năm 1771 - 1776).

7. Trấn áp thành công và tiêu diệt cuộc phản loạn của Thiên Địa hội do Lâm Sảng Văn cầm đầu tại Đài Loan ( năm 1786 - 1788).

8. Xâm lược Việt Nam nhưng thất bại (năm 1788 – 1789).

9. Chiến tranh biên giới với Nepal lần thứ nhất (1790).

10. Chiến thắng Nepal trong chiến tranh biên giới lần thứ hai (năm 1791 – 1792).

10 chiến dịch quân sự khiến Càn Long tự xưng "Thập Toàn lão nhân" - Ảnh 2.

Những cuộc viễn chinh của Càn Long có hiệu quả, nhưng cũng làm hao hụt ngân sách rất lớn (ảnh minh họa).

Càn Long còn sai vẽ 94 bức tranh, mô tả các “chiến công” của mình, chia làm 8 bộ, gồm:

1. Bộ "Bình định Chuẩn Cát Nhĩ Hồi Bộ đắc thắng đồ" (16 bức tranh).

2. Bộ "Bình định Lưỡng Kim Xuyên đắc thắng đồ" (16 bức tranh).

3. Bộ "Bình định Đài Loan đắc thắng đồ" (12 bức tranh).

4. Bộ "Bình định An Nam đắc thắng đồ" (6 bức tranh).

5. Bộ "Bình định Khuếch Nhĩ Khách đắc thắng đồ" (8 bức tranh).

6. Bộ "Bình định Miêu Cương đắc thắng đồ" (16 bức tranh).

7. Bộ "Bình định Trọng Miêu đắc thắng đồ” (4 bức tranh).

8. Bộ "Bình định Hồi Cương đắc thắng đồ" (10 bức tranh).

Có thể nói, nhiều chiến dịch quân sự dưới thời Càn Long đã góp phần bảo đảm an ninh biên giới cho quốc gia này. Dưới thời Càn Long, Trung Quốc trở thành một cường quốc về quân sự trên thế giới và lãnh thổ mở rộng tối đa.

10 chiến dịch quân sự khiến Càn Long tự xưng "Thập Toàn lão nhân" - Ảnh 3.

Có những chiến dịch quân sự thất bại nhưng lại được tô vẽ là giành chiến thắng (ảnh minh họa).

Tuy chủ yếu là thắng trận, nhưng cũng có nhiều chiến dịch quân sự của Càn Long chỉ nhằm giương oai, giễu võ, thậm chí là thất bại. Điển hình là năm 1788, quân đội nhà Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu đã mở cuộc xâm lược Việt Nam và bị quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ đánh cho đại bại, nhưng lại được ngụy tạo là chiến thắng.

Đáng nói hơn, thời Càn Long thực hiện quá nhiều chiến dịch quân sự lớn, lại phải hành quân xa, tốn kém ngân sách rất nhiều. Theo ước tính, tổng số chi phí cho những chiến dịch này, lên tới 151 triệu lượng bạc.

Bên cạnh đó, với sở thích ăn chơi, hưởng lạc, Càn Long còn cho xây cất rất nhiều công trình kỳ vĩ, xa hoa, đốt tiền vào những chuyến tuần du, làm cho quốc khố nhà Thanh bị thâm hụt rất lớn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem