10 điều bà nội trợ thông minh phải "nằm lòng" khi mua sắm ở siêu thị

Thứ hai, ngày 17/08/2015 11:09 AM (GMT+7)
Dưới đây là những lời khuyên cho bạn khi mua sắm ở siêu thị để tránh rơi vào tình trạng "ném tiền qua cửa sổ".
Bình luận 0

Đã bao giờ bạn đi mua hàng ở siêu thị và nhận ra mình mua quá nhiều với hóa đơn vượt quá ngân sách cho phép? Câu trả lời chắc chắn là "thường xuyên". Thế nhưng bạn lại không biết nguyên nhân do đâu và làm sao để tránh điều này.

Dưới đây là những lời khuyên cho bạn khi mua sắm ở siêu thị để tránh rơi vào tình trạng tiếc tiền do "ném qua cửa sổ".

img

Ảnh minh họa

1. Không mua đầy giỏ hàng

Đã đôi mắt của bạn có thể lừa dối bạn, khi giỏ hàng chưa đầy không có nghĩa là bạn nên mua tiếp và làm cho nó đầy ắp lên. Các giỏ hoặc xe đẩy hàng thực tế rất lớn và chứa đựng được rất nhiều đồ, thậm chí nhiều hơn rất nhiều so với nhu cầu của bạn.

Vì vậy, ghi nhớ một điều: "chỉ mua những gì mình cần" sẽ giúp bạn dừng lại trước những món đồ không cần thiết.

2. Không dừng lại quá lâu

Một số người thích đi đến siêu thị và nhìn ngắm các sản phẩm đa dạng được bày bán. Nếu bạn cũng là người có sở thích đó, hãy nhớ rằng, không lưu lại quá lâu trước gian hàng nào và cũng không ở lại siêu thị quá lâu để ngắm nghía các mặt hàng.

Lý do là bởi vì nếu dừng lại lâu ở một gian hàng nào đó, bạn sẽ nảy sinh nhu cầu mua một vài thứ nào đó, nếu không phải cho bạn thì sẽ là cho người thân của bạn. Ở lại càng lâu, bạn càng muốn mua nhiều. Bởi vậy, nếu không có dự định mua gì ngay từ đầu, hãy "cưỡi ngựa xem hoa" trong siêu thị mà thôi.

3. Để ý sự sắp xếp của các sản phẩm giảm giá

Bạn đã xem quảng cáo và biết rằng một số sản phẩm đang được giảm giá, vậy là bạn quyết định "lên đường đi mua". Tuy nhiên, nhân viên một số siêu thị thường sẽ thông minh sắp xếp sản phẩm giảm giá xen lẫn không giảm giá sao cho thật bắt mắt.

Nếu không tỉnh táo bạn có thể sẽ mua nhầm phải sản phẩm không được giảm giá mà cứ ngỡ là có. Hoặc nhiều khi chỉ vì xem một mặt hàng giảm giá mà bạn lại bị "bắt mắt" bởi sản phẩm bên cạnh. Kết quả là bạn mua ngoài dự tính của mình.

4. Tránh mua sắm vào cuối tuần

Như một thói quen, nhiều người chỉ đi mua sắm vào cuối tuần vì lúc đó mới có thời gian rảnh. Đi mua sắm trong những ngày này, bạn không những phải chen chúc mà còn có xu hướng mua theo đám đông. Nó được hiểu đơn giản là khi thấy nhiều người tụ tập quanh một cái gì đó, bạn cũng cố gắng chen lại để xem theo bản năng.

Tương tự như vậy, đi mua sắm vào cuối tuần đông đúc, có thể bạn sẽ mua một sản phẩm mà những người khác đang chọn cho dù sau đó về nhà nhận ra rằng không mua cũng chẳng sao.

5. Lên danh sách những thứ cần mua và chỉ mua đúng những thứ đó

Điều này rất thực tế và vô cùng hữu ích cho bạn. Nếu có nhu cầu mua hàng giảm giá, hãy check (kiểm tra) lại danh sách đồ dùng mình cần. Nếu không có danh mục nào cũng nên đi qua, đừng vì ham giảm giá mà mua cố để rồi sau đó về nhà lại cất đi.

6. Tỉnh táo khi nếm thử đồ ăn miễn phí

Có phải cứ miễn phí là tốt không? Người bán hàng chấp nhận cung cấp đồ ăn miễn phí cho bạn đều nhằm mục đích để bán sản phẩm thực tế. Nếu bạn nếm một món nào đó và thực sự thích, bạn sẽ bị cám dỗ để mua nó, nhất là khi bạn đang đói. Nếu muốn thử món mới đang được chào mời miễn phí, hãy ăn một chút nếu muốn và cân nhắc việc có nên mua hay không.

7. Đi mua sắm khi con đi học

Nói cách khác, hãy đi mua đồ mà không mang con theo. Hầu hết siêu thị đều biết cách thu hút sự chú ý của trẻ con bằng cách sắp xếp sản phẩm dành cho chúng ở kệ thấp sao cho chúng có thể nhìn và với được. Khi con bạn cầu xin bạn mua thứ gì đó, bạn sẽ khó từ chối, nhất là khi chúng mè nheo hoặc tỏ ra cầu xin. Nếu có thể, hãy đến cửa hàng mà không có bọn trẻ đi theo.

8. Giữ hóa đơn của những mặt hàng bạn mua thường xuyên

Nếu bạn mua hoặc tiêu thụ một sản phẩm nào đó thường xuyên, hãy theo dõi giá của chúng bằng cách giữ lại hóa đơn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một số tiền vì bạn sẽ biết phải mua chúng ở đâu sẽ rẻ hơn.

9. Khi chờ thanh toán, hãy nghĩ đến sự cần thiết của các sản phẩm

Trong lúc xếp hàng chờ đến lượt thanh toán, hãy nghĩ về các sản phẩm bạn vừa mua và cân nhắc xem chúng có thực sự cần thiết hay không, sản phẩm nào nên bỏ lại.

Nếu cảm thấy muốn bỏ lại sản phẩm, bạn có thể để lên kệ gần đó. Khu vực đó có thể trông lộn xộn giống như hàng tồn kho nhưng thực tế lại là do những người mua hàng khác bỏ lại giống như bạn. Và chắc chắn ai cũng từng làm việc này trong đời, do vậy, bạn cũng không cần phải áy náy quá.

Lan Anh (Phụ nữ online)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem