11 quả cầu lạ giống ở Tuyên Quang từng rơi vào trái đất

Quang Minh – Tổng hợp Thứ hai, ngày 04/01/2016 19:00 PM (GMT+7)
Vụ việc 2 quả cầu kim loại rơi liên tiếp trong dịp đầu năm 2016 ở Tuyên Quang và Yên Bái không phải là hiếm trên thế giới. Từ năm 1960, nhiều quả cầu lạ đã liên tục “oanh tạc” trái đất. Dưới đây là một số trường hợp tiêu biểu.
Bình luận 0

1. Quả cầu Ashburton (New Zealand)

img

Trong thập niên 1970, vùng Canterbury ở New Zealand thường xuyên hứng chịu các quả "bóng vũ trụ" (Space Ball) - một bộ phận trong động cơ tên lửa đẩy. Một số quả là thật, số khác là do ai đó làm giả. Những quả cầu từ khu vực hồ Aviemore tới Ashburton năm 1972 được cho là có xuất xứ từ Liên Xô.

Theo thông tin Bộ Ngoại giao New Zealand công bố, một người đàn ông giao sữa ở Ashburton đã nhìn thấy vật thể lạ ngày 23.10.1972.

2. Quả cầu Bellata (Australia)

img

Giữa thập niên 1960 và 1970 ở Australia cũng thường tìm thấy những mảnh vỡ vũ trụ. Một báo cáo về những quả cầu Bellata cho biết 7 quả có hình dáng khác nhau được tìm thấy từ năm 1963 đến 1973.

Quả cầu đầu tiên được phát hiện ở nhà ga Boullia ở vùng miền tây bang New South Wales năm 1964. Giới truyền thông dự đoán nó có nguồn gốc từ một nền văn minh cổ xưa thất lạc ở Australia. Tuy nhiên, các kết quả điều tra sau đó cho thấy khả năng quả cầu đến từ tàu vũ trụ Mỹ.

Quả cầu Bellata được tặng cho bảo tàng sau đó. Nó được làm từ hợp kim titan nhôm nên dù rất nhẹ nhưng lại bền chắc. Quả cầu trưng bày ở bảo tàng vũ trụ là phiên bản nguyên vẹn nhất trong số những quả cầu lạ được tìm thấy.

3. Quả cầu Foton (Australia)

img

Một phần quả cầu gắn trên vệ tinh Foton 1 đã rơi ra khi các nhà khoa học Nga phóng tên lửa gắn vệ tinh này lên không gian tháng 4.1988. Người phát hiện ra quả cầu là Graham Ducas, một nhân viên ở Công ty nước sạch tây Australia khi đang khảo sát mạch nước ngầm ở sa mạc Australia. Quả cầu có đường kính 0,37m.

4. Quả cầu Inkerman (Australia)

img

Tài liệu giải mật gần đây của Không quân Australia cho biết một quả cầu kì lạ được tìm thấy vào năm 1968. Inkerman là một trang trại gia súc rộng lớn nằm ở tây bắc khu vực Normanton, miền bắc bang Queensland.

5. Quả cầu Anapurus (Brazil)

img

Ngày 22.2.2012, một quả cầu được cho là bằng titan rơi xuống thành phố Anapurus (Brazil), cách thị trấn Chapadinha 28km. Quả cầu rơi xuống miệng giếng thuộc sở hữu của một người đàn ông biệt danh “Quý ông chân sắt”.

6. Mảnh vỡ tên lửa Atlas (Guatemala)

img

Ngày 27.4.2003, một số mảnh vỡ của tên lửa Atlas phóng năm 1998 đã rơi xuống nông trại ở thành phố Mataquesquintla, Guatemala.

Quả cầu kim loại đường kính 1,2m được đưa tới cảnh sát thành phố Guatemala ngay sau đó. Nó rơi trúng một ngọn đồi rồi lăn dần xuống dưới. Quả cầu có nhiều nét giống với bình nhiên liệu cho động cơ tên lửa đẩy phóng tàu vũ trụ.

7. Mảnh vỡ tàu Delta II (Mông Cổ)

img

Tháng 11.2011, Không quân Mỹ cử lực lượng tới Mông Cổ để thu giữ những mảnh vỡ từ tên lửa Delta II rơi ở khu vực quốc gia châu Á này.

8. Quả cầu lạ ở Namibia

img

Quả cầu rỗng đường kính 1,1m được tìm thấy ở ngôi làng miền bắc Namibia, cách thủ đô Windhoek 750km. Dân làng phát hiện ra quả cầu này vào tháng 11.2011 và vô cùng sợ hãi vì lo sợ tận thế sắp đến. Các nhà chức trách Namibia đã cầu viện NASA trợ giúp.

9. Quả cầu Ả Rập Saudi

img

Đây là hình ảnh còn sót lại của quả cầu lạ rơi vào Ả Rập Saudi ngày 12.1.2001. Đây là một phần trong động cơ tên lửa đẩy Delta 3 tầng. Không hề có tiếng nổ hay vệt sáng nào trên bầu trời khi quả cầu lao vào khí quyển trái đất. Lúc được phát hiện, quả cầu nằm vùi dưới đất và nặng hơn 70kg. Đây là một quả cầu bằng kim loại titan và đặt trong động cơ tên lửa.

10. Quả cầu Cape Town (Nam Phi)

img

Một vật thể không xác định được tìm thấy ở Cape Town (Nam Phi) tháng 4.2000.

Trong hình là ông Theodore Solomon ngồi cạnh quả cầu kim loại khi thấy nó rơi từ trên trời đúng trang trại của ông ở Worcester, Nam Phi. Địa điểm rơi cách thành phố Cape Town 150km.

Quả cầu kim loại thứ hai tiếp tục rơi xuống đất  ngày hôm sau cách thành phố Cape Town 50km. Các nhà khoa học cho rằng quả cầu nóng đỏ khi rơi xuống đất có thể là một phần của vệ tinh đã cũ.

11. Quả cầu Buna (Mỹ)

img

Một quả bóng vũ trụ được Dean Getnz phát hiện ở Buna, bang Texas (Mỹ) ngày 20.2.2013. Quả cầu rơi xuống gần nhà của một người tên là Dean và một thời gian sau mới được tìm thấy. Ngày rơi chính xác chưa được khẳng định.

Quả cầu có cùng kích thước với bóng vũ trụ rơi xuống Namibia năm 2011. Nhiều dự đoán cho rằng nó xuất phát từ một tên lửa Liên Xô.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem