Tại Thế vận hội Olympic Tokyo năm nay, cái tên Lưu Quốc Lương một lần nữa được nhắc tới trong các trang web. Nói sơ qua về cuộc đời của Lưu Quốc Lương, ông bắt đầu thi đấu quần vợt từ năm 6 tuổi, 15 tuổi đã được vào đội tuyển quốc gia Trung Quốc, năm sau vô địch giải Asian Cup châu Á, 20 tuổi vô địch giải Grand Slam và 14 lần vô địch thế giới.
Sau khi đảm nhiệm cương vị huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng bàn quốc gia Trung Quốc năm 2013, ông đã huấn luyện thành công nhiều nhà vô địch thế giới như Zhang Jike, Ma Long, Xu Xin, Fan Zhendong, dẫn dắt đội tuyển bóng bàn Trung Quốc giành được hơn 30 huy chương vàng quốc tế.
Ngoài thân phận huấn luyện viên, ông còn là cha của 2 cô con gái sinh đôi. 2 cô con gái của ông lần lượt là Lưu Ngọc Kiệt và Lưu Vũ Đồng. Đặc biệt, 2 cô bé này cũng có niềm đam mê thể thao giống cha mình, đặc biệt Lưu Ngọc Kiệt đã trở thành nhà vô địch chơi gofl khi mới 7 tuổi.
Trong việc giáo dục con cái, Lưu Quốc Lương đã có những phương pháp dạy con rất đáng để mọi người học hỏi.
1. Tôn trọng sở thích và dạy phù hợp với năng khiếu
Sinh ra trong gia đình đam mê thể thao nên từ nhỏ 2 cô con gái của Lưu Quốc Lương đã tiếp xúc rất sớm với một số môn thể thao. Lưu Quốc Lương không quan tâm đến việc có cho con gái nối nghiệp của mình hay không. Ông cho rằng, không thể ép buộc một đứa trẻ nếu chúng không có hứng thú. Là bố mẹ, chúng ta cần tôn trọng ý kiến của con cái và để chúng phát triển tự do.
Sở thích 2 cô con gái của Lưu Quốc Lương khác nhau, người chị Lưu Ngọc Kiệt từ nhỏ đã thích trượt băng, đá bóng, bơi lội, chơi golf từ năm 3 tuổi. Cô bé tỏ ra mình là một người rất có năng khiếu về thể thao. Trong khi đó, cô em Lưu Vũ Đồng thích hát và nhảy hơn, cũng có hứng thú với bóng bàn.
Để 2 cô con gái tập trung phát triển sở thích riêng, Lưu Quốc Lương đã chia phòng khách trong nhà thành 2 khu riêng biệt. Sau khi phát hiện ra tài năng chơi gofl của cô chị, Lưu Quốc Lương bắt đầu huấn luyện riêng. Không phụ lòng mong mỏi của cha, cô bé bắt đầu tham gia các cuộc thi từ năm 6 tuổi, 8 tuổi đã giành được rất nhiều chức vô địch trong và ngoài nước.
Về phần cô em gái, Lưu Quốc Lương cho rằng, con gái có khiếu nghệ thuật nên không ép chơi bóng bàn mà coi đó là sở thích.
Trên thực tế, khi trẻ được làm những điều mình hứng thú, chúng sẽ dồn năng lượng tập trung cao độ. Mỗi đứa trẻ đều có ưu và nhược điểm riêng, việc của bố mẹ là ủng hộ sở thích của trẻ, hướng dẫn chúng phát huy hết tiềm năng của bản thân.
Như Warren Buffett từng nói: "Điều duy nhất bố mẹ nên làm cho con cái là tìm thấy đam mê của chúng. Hãy khuyến khích con cái dốc hết sức để theo đuổi đam mê và thể hiện một cách trọn vẹn nhất".
2. Luôn bên cạnh đồng hành
Trước khi từ chức vị trí huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng bàn quốc gia vào năm 2017, Lưu Quốc Lương thực sự rất bận rộn nên dành rất ít thời gian cho con cái.
Ông từng thẳng thắn chia sẻ: “Tôi vẫn tiếp tục giúp đỡ người khác, đào tạo ra những nhà vô địch Olympic, vô địch thế giới, nhưng tôi lại không có thời gian đồng hành cùng với con của mình”.
Mặc dù không thể thay đổi lịch trình làm việc của mình nhưng Lưu Quốc Lương vẫn dành thời gian cuối tuần đưa cả nhà đến sân vận động, không chỉ để 2 cô con gái có dịp tập luyện mà đây còn là cách để ông đồng hành cùng với con cái.
Kể từ khi cô chị Lưu Ngọc Kiệt bắt đầu học chơi gofl, Lưu Quốc Lương đã nắm bắt mọi cơ hội để tập luyện và chơi cùng với con gái.
Khi Liên đoàn bóng bàn Nhật Bản mời sang làm huấn luyện viên trưởng với mức lương 2 triệu nhân dân tệ, ông đã từ chối ngay lập tức vì muốn dành nhiều thời gian chơi với con gái hơn
Và những ngày không được ở bên con, ông sẽ nói với con gái rằng: “Bố và con đều có việc riêng của mình nhưng đều cố gắng chơi bóng và hướng đến mục tiêu giành được giải cao nhất”.
Sự đồng hành của bố mẹ và con cái không có nghĩa là nhiều hay ít thời gian. Dù không ở bên cạnh con cái nhưng bố mẹ vẫn có thể giao tiếp với trẻ thông qua việc trò chuyện, nhắn tin…
Chuyên gia giáo dục tại Trung Quốc Ngô Chí Hoành từng nói: "Tình yêu thương và sự đồng hành quan trọng hơn nhiều so với giáo dục. Mối quan hệ cha mẹ - con cái lành mạnh, hài hòa và gần gũi là nền tảng để hình thành nhân cách của trẻ".
3. Làm tấm gương cho con cái
Khi cô chị Lưu Ngọc Kiệt giành chức vô địch đầu tiên trong đời, cô bé đã phát biểu rằng: “Tôi là Lưu Ngọc Kiệt đến từ Trung Quốc. Tôi muốn cảm ơn bố tôi. Ông luôn là hình mẫu của tôi”.
Niềm đam mê bóng bàn đã ăn sâu vào trong máu của Lưu Quốc Lương. Ở tuổi 20, ông trở thành nhà vô địch Grand Slam đầu tiên trong lịch sử bóng bàn nam Trung Quốc.
Trong quá trình luyện tập, có không ít những lúc cánh tay đau nhức nhưng Lưu Quốc Lương vẫn cắn răng tập tiếp. Ông chạy hàng chục km mỗi ngày, đến mức lòng bàn chân chảy máu vẫn đeo miếng xốp vào và tiếp tục tập luyện. Vết chai cứng trong lòng bàn tay vẫn dày thêm theo năm tháng.
Sau khi nghỉ thi đấu, Lưu Quốc Lương trở thành huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia Trung Quốc thời bấy giờ, ông được nghe nhiều nhất câu nói "còn trẻ quá, không thể nào".
Có thể nói rằng, ông dành toàn bộ thời gian trong những năm tháng trẻ tuổi để cố gắng luyện tập. Với tính cách kiên cường không bao giờ bỏ cuộc của mình, ông dần dần chinh phục được những mục tiêu mình đề ra.
Lưu Quốc Lương chưa bao giờ kể với con gái về những nỗi đau mình từng trải qua trong quá trình luyện tập, nhưng con gái ông đã nhìn thấu tất cả. Việc tập luyện thực sự rất nhàm chán và vất vả khi thường xuyên phải phơi nắng. Thế nhưng, ông chưa bao giờ phàn nàn và không rơi nước mắt nếu bị ai đó chơi xấu.
Có thể nói rằng, con cái lớn lên nhìn thấy tất cả mọi việc và hành động của bố mẹ mình, có những thứ sẽ in sâu vào trong tâm trí một đứa trẻ. Thay vì dạy dỗ con cái bằng lý thuyết, bố mẹ nên lấy hành động để chứng minh cụ thể, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước theo.
Tiểu thuyết gia James Baldwin đã nói: “Trẻ con sẽ không bao giờ ngoan ngoãn nghe lời người lớn mà chúng sẽ bắt chước người lớn” .
Chúng giống như bọt biển nhỏ, không ngừng tiếp thu những lời nói và việc làm do bố mẹ đang biểu hiện.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.