Theo RT, hiện tượng 3 mặt trời mọc cùng lúc hiếm thấy thực chất là một ảo ảnh quang học hiếm gặp, có tên gọi là "mặt trời giả" hay "ảo nhật" (tên khoa học của hiện tượng này là Parhelia).
Hiện tượng 3 mặt trời mọc cùng lúc trên bầu trời St Petersburg, Nga hôm 6.1 khiến nhiều người sửng sốt.
Đặc trưng của hiện tượng này là cả 3 mặt trời này đều nằm thẳng hàng nhau, trong đó có 1 mặt trời to và sáng nhất ở giữa, 2 cái ở 2 bên nhỏ hơn.
Nhiều người chụp ảnh và chia sẻ lên mạng xã hội về hiện tượng hiếm gặp này.
"Ảo nhật” xảy ra là do ánh sáng bị khúc xạ lại qua các tinh thể hơi nước tự do trong không khí khi chúng ở dạng băng. Ánh sáng từ mặt trời khi tới Trái Đất bị khuếch tán sang 2 bên một góc 22 độ tạo ra 2 mặt trời ảo ở 2 bên mặt trời thật.
Ảnh chụp cảnh 3 mặt trời trên bầu trời St Petersburg tràn ngập trên mạng.
Điều kiện để xuất hiện “ảo nhật ” khá hiếm gặp, chỉ khi hội tụ đủ các yếu tố như: nhiệt độ đạt -30 độ C, các tinh thể băng có đường kính lớn hơn 30 micromet nằm ngang…
Ngay lập tức, hiện tượng kỳ lạ này trở thành chủ đề thảo luận "hot"
Vào mùa đông, St Petersburg, thành phố phía Bắc nước Nga thường không được đón nhiều ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, trong những ngày gần đây, nhiệt độ hàng ngày tại thành phố này giảm mạnh, xuống dưới - 20 độ C.
Một bức ảnh 3 mặt trời cùng mọc trên bầu trời St Petersburg tuyệt đẹp được chia sẻ trên mạng xã hội.
Do đó, một người dùng mạng xã hội hóm hỉnh bình luận, "Ở St Petersburg, một là không thấy mặt trời nào mọc, hoặc 3 mặt trời mọc đồng thời".
"Chúng ta có thể thấy hiện tượng này vì trời đang rất lạnh. Các tinh thể băng rất nhỏ đón ánh sáng mặt trời và phản chiếu lại. Hiện tượng này chỉ có thể xảy ra khi trời rất lạnh, hoặc khi băng giá cực lạnh", nhà khí tượng học Vyacheslav Perushkov giải thích về hiện tượng 3 mặt trời cùng mọc trên bầu trời St Petersburg trên truyền thông Nga.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.