3 nguyên nhân khiến triều Nguyên chỉ tồn tại được hơn 90 năm

Trần Vũ (theo Toutiao) Thứ năm, ngày 30/11/2017 18:30 PM (GMT+7)
Vì sao người Mông Cổ đánh đông dẹp bắc lừng lẫy một thời nhưng khi lập ra triều Nguyên trên đất Trung Quốc lại chưa được 100 năm đã bị sụp đổ?
Bình luận 0

Tháng 10 năm Hồng Vũ thứ 2 nhà Minh (1369), Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương viết thư gửi Nguyên Thuận Đế, khuyên ông ta quy hàng Đại Minh. Trong thư viết: “Hồ không có vận trăm năm, nên thuận đạo trời, quy thuộc Trung Quốc ta, đó là thượng sách”. Cái gọi là hồ vận không quá trăm năm chính là xuất xứ từ đây. Vậy vì sao triều Nguyên lại chỉ ngắn ngủi hơn 90 năm đã bị diệt vong?

Tác giả cho rằng, triều Nguyên đã phạm phải 3 sai lầm làm cơ sở dẫn đến thất bại, cuối cùng sụp đổ hoàn toàn.

Nguyên nhân trước hết là không tiến hành thi cử, không thể đưa người có học thức vào trong hệ thống cai trị.

img

Trong thời kỳ nhà Nguyên thống trị, trước sau tổng cộng tiến hành 16 khoa thi, lấy được tổng cộng 1139 Tiến sĩ. Số lượng người đỗ đạt như vậy so với số lượng người có học hành đông đảo thì khá là thưa. Bởi thế rất nhiều người đọc sách có tài năng không ra làm việc cho nhà Nguyên. Những người Mông Cổ quen đoạt thiên hạ trên lưng ngựa không có sự giúp đỡ của những sĩ phu người Hán cho nên năng lực cai trị rất thấp là điều có thể thấy.

Thứ hai: Không có một chế độ thừa kế ngai vàng ổn định, ngôi vua luôn luôn bị tranh giành.

Việc kế thừa ngôi vua là một đại sự thời cổ đại. Người Mông Cổ có tập quán “ấu tử thủ táo” khác hẳn chế độ con trưởng con đích kế thừa ngai vàng. Có nghĩa là người Mông Cổ đem tuyệt đại bộ phận cơ nghiệp của người cha truyền cho đứa con nhỏ nhất. Chế độ kế thừa này khi ở trên thảo nguyên du mục tương đối hữu dụng, có thể giúp đứa con út giành được địa vị. Nhưng khi ở trong vấn đề kế vị nghiệp lớn thì nó lại tiềm ẩn những rủi ro. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết, Oa Khoát Đài kế thừa ngôi vị Đại Hãn, nhưng con út Đà Lôi lại kế thừa tuyệt đại bộ phận binh lực của Thành Cát Tư Hãn. Đợi khi Oa Khoát Đài chết xong, gia tộc Đà Lôi dựa vào lực lượng hùng mạnh đã lật đổ quyền thống trị của gia tộc Oa Khoát Đài. Đây cũng là một trong những căn nguyên của nội chiến Mông Cổ.

Sau khi Hốt Tất Liệt thành lập triều Nguyên, vẫn chưa giải quyết vấn đề chế độ thừa kế. Trong thời gian ngắn ngủi từ 1295 đến 1368 chỉ 70 năm, triều Nguyên đã có 10 vị hoàng đế. Một vương triều hỗn loạn như vậy, tự nhiên là sẽ phải đem tuyệt đại đa số tinh lực dùng vào đấu đá nội bộ. Thêm nữa, mỗi lần nội loạn, số chết nhiều nhất lại là những cấm quân tinh nhuệ tranh ngôi vị cho nên sự tổn thương đối với sức chiến đấu nói chung của vương triều là rất lớn. Sau đó, đến thời Nguyên mạt, các cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, Chu Nguyên Chương bắc phạt, nội bộ triều Nguyên vẫn còn bị hãm trong cuộc đấu đá.

img

Thứ ba là triều Nguyên liệt người Hán vào đẳng cấp tiện dân thấp nhất.

Thời kỳ đầu nhà Nguyên thống trị, đem toàn bộ dân chúng trong nước chia thành 4 đẳng cấp. Trong đó người Mông Cổ là nhất đẳng, các cư dân ở Tây Vực là nhị đẳng, người Hán ở trong lãnh thổ nước Kim, người Khiết Đan, người Nữ Chân là tam đẳng còn đại bộ phận người dân từ sông Hoàng Hà về phía Nam liệt hết là “Nam nhân”.

Cuối cùng, sự thống trị của triều Nguyên chính là bị khởi nghĩa của nông dân từ phương Nam lật đổ. Cho nên triều Nguyên ngay từ đầu đã phạm sai lầm, đem dân chúng phân chia ra thành 4 đẳng cấp.

Mấy trăm năm sau, những người thống trị Mãn Thanh chính là học được bài học của triều Nguyên nên đã mở khoa thi, định chế độ kế thừa, và các biện pháp khác, mới có thể duy trì được đến tận năm 1911.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem