Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đến tái khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, chị Cao T.S (sinh năm 1981, quê ở Cẩm Liên, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) vui mừng vì "bệnh lạ" của mình đã giảm bớt, sức khỏe không còn sa sút nữa.
Chị S cho biết, hơn 1 năm trước, từ tháng 2/2023 chị liên tục bị sốt, mệt mỏi, phù 2 chân, gầy sút cân, đi lại rất khó khăn, phải có người dìu.
Chị đã đi khám ở nhiều bệnh viện trong và ngoài tỉnh nhưng đều được chẩn đoán mắc bệnh xương khớp và cho thuốc về uống.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh không đỡ mà ngày càng nặng hơn. Chị cũng đã sắc thuốc nam để uống nhưng vẫn không có tiến triển.
Tháng 5/2023, được người quen giới thiệu, chị S đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thăm khám trong tình trạng sốt kéo dài, 2 chân phù nhiều, mệt mỏi, không tự đi lại được.
Tại đây, qua kết quả thăm khám trực tiếp và thực hiện các cận lâm sàng như xét nghiệm máu, chụp x-quang tim phổi, siêu âm mạch chi dưới, siêu âm tim, người bệnh đã được chẩn đoán mắc lupus ban đỏ hệ thống.
Người bệnh được điều trị tại khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp theo phác đồ lupus ban đỏ và các bệnh lý phối hợp.
Trong quá trình điều trị, tình trạng của người bệnh cải thiện dần. Đến hết tháng 5/2023, người bệnh ổn định, có thể đi lại được bình thường và được ra viện, duy trì thuốc hàng ngày theo đơn của bác sĩ.
Đến nay, sau gần 1 năm điều trị, người bệnh đến Bệnh viện khám lại, tình trạng bệnh đã ổn định, các chỉ số toàn thân về mức bình thường
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Trưởng khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp cho biết, lupus ban đỏ là một bệnh khá phổ biến trong các bệnh lý miễn dịch của bệnh cơ xương khớp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khó chẩn đoán vì bệnh biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau.
Theo bác sĩ Thắng, người mắc bệnh bệnh lupus ban đỏ, có người có triệu chứng điển hình dễ chẩn đoán nhưng cũng có những trường hợp bệnh nhân chỉ có những triệu chứng rất kín đáo hoặc ít triệu chứng như sốt kéo dài.
Do đó quá trình chẩn đoán gặp khó khăn, có thể nhầm lẫn với các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm virus, nhiễm khuẩn, một số các bệnh lý viêm gây sốt.
"Với trường hợp của người bệnh S, chúng tôi đã có sự nghi ngờ và thăm khám một cách toàn diện, đầy đủ từ lâm sàng đến cận lâm sàng nên đã sớm phát hiện và chẩn đoán được bệnh.
Dựa trên kết quả đó, chúng tôi đã xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, đây là một bệnh tiến triển lâu dài, không khỏi hoàn toàn nên người bệnh sẽ phải dùng thuốc hàng ngày, tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Thắng chia sẻ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.