Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Được biết, "Bách gia tính" của Bắc Tống thống kê Trung Quốc bấy giờ có 468 họ, "Thiên gia tính" thời Minh có 1.968 họ. Đến nay, đất nước này có tổng cộng 6.363 họ, bao gồm 3.730 họ đơn, 2.475 họ kép, 146 họ ba chữ, 7 họ bốn chữ và 5 họ năm chữ.
Trong quá trình diễn biến phát triển nhiều họ người ở Trung Quốc đã dần biến mất, đến nay triệt để bị lãng quên. Cũng giống như 4 họ dưới đây, sinh ra bên dòng Hoa Hạ, biến mất theo thời gian thoi đưa.
Đồ Môn là một họ kép, khác với họ Đồ còn tồn tại hiện nay.
Trong "Vương Mãng truyện" có ghi chép: "Hữu Đỗ Lăng quận nhân Đồ Môn thiếu" (tạm dịch: thiếu gia nhà họ Đồ Môn, người ở quận Đỗ Lăng). Trong "Phong tục thông - Cầm đáo" cũng thể hiện nước Tần có nhân vật tên Đồ Môn Cao. Có thể nói, họ Đồ Môn thật sự có tồn tại trong lịch sử Trung Quốc.
Tương truyền, thời nhà Hán có quan viên họ Đồ Môn, nhưng sau đó do đắc tội với Hoàng đế nên viên quan này bị phế thành thường dân. Để tiếp tục sinh sống, ông đành làm nghề bán thịt.
Vì có đầu óc kinh doanh nên tiệm thịt ngày càng phát triển, từ cửa hàng nhỏ trở thành một chợ trời lớn. Hiện nay, Đồ Môn cũng là tên của một chợ thịt nổi tiếng ở Trung Quốc.
Thế nhưng vì người mang họ Đồ Môn rất ít nên không thể phát triển thành gia tộc lớn. Theo sự phát triển lịch sử, hậu nhân Đồ Môn cảm thấy họ này quá tanh mùi máu (chữ "đồ" trong tiếng Trung có nghĩa là mổ, giết gia súc gia cầm), nên đã đổi thành họ khác. Về sau, họ Đồ Môn cũng dần biến mất.
Họ Lê là một trường hợp đặc biệt trong hệ thống họ người của Trung Quốc. Chữ viết của họ này là sự kết hợp của 3 bộ "đao" (刕 có âm đọc là /li/), chuyển sang âm Hán Việt là Lê, khác với họ Lê (黎) mà chúng ta thường nghe.
Trong cuốn "Bách gia tính" không hề có ghi chép về họ Lê mang 3 bộ "đao", nhưng "Thiên gia tính" lại có.
Theo đó, tương truyền, họ Lê bắt nguồn từ họ Đao. Ban đầu, một người tên Đao Quỳ có vô số kẻ thù ở nước Thục, do đó hậu nhân của ông vô cùng lo sợ bị trả thù. Không còn cách nào khác, hậu nhân chỉ có thể đổi họ Đao thành họ Lê để tránh hậu họa sát thân cho con cháu.
Nhưng, kẻ thù của Đao Quỳ chưa bao giờ tìm đến, thế là ân oán cũng phai mờ theo năm tháng. Cuối cùng, họ Lê lại một lần nữa đổi thành họ Đao, từ đó họ Lê cũng biến mất. Mặc dù chỉ một thời gian ngắn, nhưng họ Lê thực sự có tồn tại.
Được biết, Thao Thiết là thần thú trong chuyện thần thoại cổ đại, được mô tả như một loài mãnh thú hung ác, có sức mạnh to lớn, rất tham ăn, thấy gì ăn nấy, là biểu tượng cho sự tham lam dục vọng.
Trong "Sơn Hải kinh" có mô tả: Ở núi Câu Ngô, trên nhiều ngọc, dưới nhiều đồng, có loài hung thú Thao Thiết, hình dạng mình dê mặt người, mắt ở dưới nách, răng như hổ, móng tay chân như người, tiếng kêu như tiếng trẻ con.
Thật ra, họ Thao Thiết bắt nguồn từ họ Tiêu. Lúc bấy giờ, con trai thứ 8 của Lương Vũ Đế là Tiêu Kỷ thất bại trong tranh đoạt ngôi vị với Thái tử Tiêu Dịch, sau đó bị trảm ở hẻm núi. Sau khi đăng cơ, Tiêu Dịch đã tặng cho tộc nhà Tiêu Kỷ họ Thao Thiết. Thật ra đây là một hình phạt của Tiêu Dịch dành cho Tiêu Kỷ, để hậu nhân về sau chịu tội cho lỗi lầm của tổ tiên.
Song, sau khi Lương triều diệt vong, người họ Thao Thiết lần lượt đổi thành họ khác, đồng thời cũng không quay về họ Tiêu. Từ đó về sau, họ Thao Thiết triệt để biến mất.
Chúng ta đều biết, "thành công" là một danh từ, thể hiện ý nghĩa thành tựu vẻ vang mà ai cũng muốn sở hữu. Nhưng Thành Công cũng là một họ trong lịch sử Trung Quốc, chủ yếu để tri ân câu chuyện Hạ Vũ trị thủy. Ông là một vị Hoàng đế huyền thoại ở Trung Quốc thời cổ đại, nổi tiếng với về việc chống lũ, xác lập chế độ cha truyền con nối ở Trung Quốc bằng cách thành lập nhà Hạ.
Tương truyền, Hạ Vũ vì cống hiến sức mình để giải quyết nạn hồng thủy ở Hoàng Hà nên ông không về nhà trong thời gian rất dài. Vừa mới kết hôn thì từ biệt vợ để lên đường làm chuyện lớn.
Trong thời gian trị thủy, ông từng 3 lần đi ngang qua nhà mình nhưng không hề vào thăm gia đình. Ông đã bỏ lỡ khoảnh khắc vợ sinh con, thậm chí không lâu sau còn nghe tiếng vợ trò chuyện cùng con khi đi ngang trước cửa nhà. Vì tình hình lũ lụt lúc bấy giờ cực kỳ hung hiểm nên ông không thể lơ là.
Sau khi Hạ Vũ trị thủy thành công, hậu nhân đã cảm tạ bằng cách gọi gia tộc của ông bằng họ Thành Công. Song đến nay, họ người này đã biến mất hoàn toàn, để lại một nét trầm trong dòng lịch sử chảy trôi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.