Bí ẩn đằng sau những cánh cửa lãnh cung: Vì sao nhiều phi tần lại phát điên hoặc tử vong?

Thứ sáu, ngày 22/11/2024 12:33 PM (GMT+7)
Lãnh cung, một nơi đầy ám ảnh trong hậu cung, luôn là điểm đến cuối cùng của những phi tần bất hạnh. Tại sao nơi đây lại trở thành "địa ngục trần gian" khiến nhiều người phát điên hoặc kết thúc cuộc đời một cách bi thảm?
Bình luận 0

Bí ẩn đằng sau những cánh cửa lãnh cung: Vì sao nhiều phi tần lại phát điên hoặc tử vong?

Trong phim cổ trang, rất ít phi tần nhận được sủng ái và tìm được chỗ đứng vững chắc trong cung, nếu không cẩn thận sẽ bị đầy vào lãnh cung. Vì vậy họ luôn phải đề phòng sự giăng bẫy của các phi tần khác cũng như những người xung quanh. Nếu các phi tần bị đầy vào lãnh cung, đó sẽ trở thành cơn ác mộng suốt đời đối với họ. Cuộc sống ở đó quả thực giống như địa ngục trần gian, vô cùng khó chịu.

Bí ẩn đằng sau những cánh cửa lãnh cung: Vì sao nhiều phi tần lại phát điên hoặc tử vong? - Ảnh 1.

Trong nhiều bộ phim truyền hình về hậu cung, sự tồn tại của lãnh cung hầu như luôn được nhắc đến. Những phi tần không được sủng ái và phạm tội nặng thường bị hoàng đế đưa vào lãnh cung.

Những phi tần bị đày vào lãnh cung này hoặc là chết đói, bị đánh chết hoặc phát điên. Vậy trong chốn thâm cung lạnh lẽo này có gì mà đáng sợ đến thế?

Trước hết, không phải phi tần nào phạm lỗi cũng có cơ hội được đưa tới giam ở lãnh cung. Nói chung, nếu trong gia đình có người là quan lớn trong triều đình nhà Thanh, thì khi phi tần phạm sai lầm, hoàng đế sẽ chỉ đưa họ vào lãnh cung thay vì ban chết. Nhưng nếu phi tần không có chỗ dựa, mà còn dám phạm sai lầm lớn thì chỉ có con đường chết.

Bí ẩn đằng sau những cánh cửa lãnh cung: Vì sao nhiều phi tần lại phát điên hoặc tử vong? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, thành thật mà nói, bị ném vào lãnh cung cũng không dễ chịu hơn bao nhiêu so với cái chết. Trong sử sách của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, lãnh cung không được nhắc đến, và trên thực tế, lãnh cung không phải là một địa danh cố định.

Hoàng đế Phổ Nghi đã tiết lộ lý do trong cuốn sách của mình vào những năm cuối đời. Trong cung, thật ra không có nơi nào như lãnh cung. Cái gọi là "lãnh cung" chỉ là một thuật ngữ chung. Những thê thiếp đã hết sủng ái và cung điện họ ở có thể được gọi là lãnh cung. Lãnh cung của các triều đại kế tiếp nhau có nhiều tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung, lãnh cung thường ở nơi khuất nhất của cung điện, tối tăm và ẩm thấp, bình thường không có nhiều quần áo và thức ăn.

Bí ẩn đằng sau những cánh cửa lãnh cung: Vì sao nhiều phi tần lại phát điên hoặc tử vong? - Ảnh 3.

Nhiều người nhầm tưởng lãnh cung là một khu biệt lập cố định trong Tử Cấm Thành, nơi giam giữ những phi tần bị Hoàng đế thất sủng. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải như vậy.

Những người ở lãnh cung thường bị đối xử rất tệ, thậm chí không thể so sánh với thái giám hay cung nữ. Các phi tần ở đây bị giam cầm hoặc bị tra tấn đến chết, chết đói hoặc chết vì điên. Ngay cả những thứ quý giá bên mình cũng bị những thái giám lấy và tịch thu nhưng không thể lên tiếng.

Bí ẩn đằng sau những cánh cửa lãnh cung: Vì sao nhiều phi tần lại phát điên hoặc tử vong? - Ảnh 4.

Cái gọi là "lãnh cung" chỉ là một thuật ngữ chung. Những thê thiếp đã hết sủng ái và cung điện họ ở có thể được gọi là lãnh cung.

Ngoại trừ một số phi tần không chịu nổi nhục nhã lựa chọn tự sát, phần lớn phi tần trong lãnh cung vẫn lựa chọn nhịn nhục. Nhưng dần dần họ không chịu được nữa đến mức phát điên rồi cuối cùng cũng qua đời vì đói rét và bệnh tật. Tóm lại, những người phụ nữ bị đưa vào lãnh cung thường có kết cục thê thảm.

Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem