4 vụ ám sát Tổng thống chấn động lịch sử nhân loại

Hoàng Anh Thứ hai, ngày 30/09/2019 18:33 PM (GMT+7)
Họ là những nhà lãnh đạo kiết xuất có đóng góp vô cùng to lớn đối với quốc gia cũng như tiến trình lịch sử nhân loại. Thế nhưng, số phận của họ lại kết thúc bi thảm bởi những mưu đồ chính trị của những thế lực đối lập trong bóng tối.
Bình luận 0

1. Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee

Đây là vị Tổng thống thứ 3 của Đại Hàn Dân Quốc. Ông có nhiều phát kiến, cải cách độc đáo và táo bạo giúp Hàn Quốc phát triển vượt bậc trong thập niên 60-70 của thế kỷ 20, đưa nước này từ một quốc gia lạc hậu, đói kém trở thành một nước công nghiệp phát triển.

img

Gia đình Tổng thống Park Chung-hee.

Tổng thống Park Chung-hee sinh ngày 14 tháng 11, 1917 tại Gumi, Hàn Quốc. Ông nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc từ năm 1963 đến năm 1979. Vì để rút ngắn giai đoạn cải cách quốc gia, ông đã áp dụng những chính sách vô cùng hà khắc để tập trung toàn bộ mọi nguồn lực nhằm phát triển kinh tế.

Ông đã thẳng tay thanh trừng các quan chức tham nhũng, ngăn chặn những tập đoàn kinh tế tham gia lũng đoạn, thao túng kinh tế của Hàn Quốc. Ông muốn xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, tạo nhiều cơ hội cho các tập đoàn vừa và nhỏ phát triển dựa trên tiềm lực và sự sáng tạo của mình. Chính vì điều này ông vấp phải rất nhiều sự phản đối của các nhân vật đối lập. Ông đã bác bỏ những ý kiến ấy và vẫn tiến hành theo cách của mình và bị cho là kể độc đoán, một nhà lãnh đạo độc tài.

Từ đây, các nghị sĩ đối lập có quyền lợi bị lung lay bởi những chính sách của Tổng thống Park đã lên kế hoạch để loại ông khỏi chính trường Hàn Quốc bằng một vụ mưu sát. Tổng thống Park Chung-hee bị ám sát ngày 26/10/1979 trong một tiệc tại một tòa nhà bí mật trong Nhà Xanh (Phủ Tổng thống) .

Sát thủ không ai khác là Kim Jae-gyu - giám đốc Cục Tình báo trung ương Hàn Quốc (KCIA) do chính tay ông Park bổ nhiệm. Kim khai trước tòa: “Park là một cản ngại cho nền dân chủ”, còn việc hạ sát tổng thống là “hành động yêu nước”. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, động cơ của Kim không rõ ràng. Ông ta cũng bị xử treo cổ ngày 24/5/1980. Park Chung-hee cùng các vệ sĩ đã bị Kim và các nhân viên KCIA hạ sát bằng súng.

Có thể nói, đây là một cái kết bi thảm cho gia đình Tổng thống Park vì trước đó 5 năm, phu nhân của ông là bà Youk Young Soo cũng bị bắn chết bởi một đối tượng thuộc tổ chức thân Bắc Triều Tiên ở Nhật là Mun Se Gwang. Kẻ ám sát muốn nhắm vào Tổng thống Park nhưng đường đạn oan nghiệt đã cướp đi mạng sống của phu nhân Youk Young Soo.

2. Tổng thống Abraham Lincoln

Ông là Tổng thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Ông được cả thế giới ca ngợi là người đã chấm dứt chế độ nô lệ. Những đóng góp của ông vố cùng quan trọng đến sự phát triển của Hoa Kỳ trong thời gian ông cầm quyền, giúp quốc gia vượt qua những cuộc khủng hoảng về Hiến pháp, quân sự và đạo đức, đưa Hoa Kỳ chấm dứt cuộc Nội chiến Nam Bắc.

img

Chân dung Tổng thống Abraham Lincoln.

Lincoln chủ trương những giải pháp ôn hòa, không thù địch sau chiến tranh nhằm nhanh chóng tái thiết đất nước.Chính vì theo một chủ trương trung lập, ông gánh chịu sự công kích từ nhiều phía. Chính sách hòa giải và bao dung của ông thời hậu chiến trong lúc xã hội đang diễn ra nhiều thuẫn và các cuộc tranh chấp về quyền lợi khiến phân hóa sâu sắc.

Khi cuộc chiến sắp kết thúc, kế hoạch tái thiết của tổng thống tiếp tục được điều chỉnh. Tin rằng chính phủ liên bang có một phần trách nhiệm đối với hàng triệu nô lệ được giải phóng, Lincoln ký ban hàng đạo luật Freedman’s Bureau thiết lập một cơ quan liên bang đáp ứng các nhu cầu của những cựu nô lệ, cung ứng đất thuê trong hạn ba năm với quyền được mua đứt cho những người vừa được tự do. Ông bắt đầu trở thành cái gai trong mắt của những lực lượng tàn dư thuộc Liên minh miền nam sau chiến tranh.

Theo Wikipedia: Một diễn viên nổi tiếng, John Wilkes Booth, là gián điệp của Liên minh đến từ Maryland; dù chưa bao giờ gia nhập quân đội Liên minh, Booth có mối quan hệ với mật vụ Liên minh. Năm 1864, Booth lên kế hoạch bắt cóc Lincoln để đòi thả tù binh Liên minh. Nhưng sau khi dự buổi diễn thuyết của Lincoln vào ngày 11 tháng 4 năm 1865, Booth giận dữ thay đổi kế hoạch và quyết định ám sát tổng thống.

Dò biết Tổng thống, Đệ Nhất Phu nhân, và Tướng Ulysses S. Grant, nhân ăn mừng việc chấm dứt chiến tranh, sẽ đến Nhà hát Ford, Booth cùng đồng bọn lập kế hoạch ám sát Phó Tổng thống Andrew Johnson, Bộ trưởng Ngoại giao William H. Seward, và Tướng Grant. Ngày 14 tháng 4, Lincoln đến xem vở kịch "Our American Cousin" mà không có cận vệ chính Ward Hill Lamon đi cùng. Đến phút chót, thay vì đi xem kịch, Grant cùng vợ đến Philadelphia.

Trong lúc nghỉ giải lao, John Parker, cận vệ của Lincoln, rời nhà hát cùng người đánh xe đến quán rượu Star kế cận. Lợi dụng cơ hội Tổng thống ngồi trong lô danh dự mà không có cận vệ bên cạnh, khoảng 10 giờ tối, Booth lẻn vào và bắn vào sau đầu của Tổng thống từ cự ly gần. Thiếu tá Henry Rathbone chụp bắt Booth nhưng hung thủ đâm trúng Rathbone và trốn thoát.

Sau mười ngày đào tẩu, người ta tìm thấy Booth tại một nông trang ở Virginia, khoảng 30 dặm (48 km) phía nam Washington D. C. Ngày 26 tháng 4, sau một cuộc đụng độ ngắn, Booth bị binh sĩ Liên bang giết chết.

Tổng thống Abraham Lincoln được lịch sử xem là một vị anh hùng trong việc chống lại chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc, ông đã  để lại câu nói bất hủ:

“Không có lý do gì trên thế giới này khiến cho người da đen không được hưởng tất cả các quyền được liệt kê trong Tuyên ngôn Độc lập - quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Họ cần được hưởng ngang bằng những người da trắng”.

3. Tổng thống John F.Kennedy

"Đừng bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, hãy tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước này" (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country) - John F. Kenedy.

Ông là Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng ông vẫn được nhân dân Mỹ xem là một trong những vị Tổng thống vĩ đại trong lịch sử Hoa Kỳ. Kennnedy là một vị Tổng thống trẻ tuổi và có nhiều sức thu hút to lớn với công chúng bằng những hành động táo bạo, quyết đoán mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia cùng các vấn đề thế giới.

img

Tổng thống John F.Kennedy và phu nhân trước lúc bị mưu sát.

Ông cũng vận động các quốc gia hợp tác với nhau để chống lại chủ nghĩa độc tài, nghèo khổ, bệnh tật và chiến tranh.Trong thời gian cầm quyền, Kennedy cũng nỗ lực để chấm dứt nạn kì thị chủng tộc. Năm 1954, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết chấm dứt tình trạng phân cách học sinh da trắng và da màu tại các trường công lập. Ông ủng hộ mạnh mẽ các phong trào dân quyền tại Hoa Kỳ. Cũng chính vì điều này, ông bị nhiều cộng da trằng ở miền nam phản đối kịch liệt.

Về khoa học vũ trụ, Kennedy đã tích cực thúc đẩy các chương trình phát triển thám hiểm không gian của Hoa Kỳ trong thời gian này như một mục tiêu để chạy đua với Liên Xô. Kennedy yêu cầu quốc hội chuẩn chi hơn 22 tỷ USD cho Đề án Apollo, với mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng trước khi chấm dứt thập niên 1960. Năm 1969, sáu năm sau khi Kennedy chết, mục tiêu này được hoàn thành khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

Vào ngày 22/11/1963, chính là ngày định mệnh đối với Tổng thống John F.Kennedy khi ông phu nhân Jacqueline Bouvier Kennedy đến thăm thành phố Dallas ở bang Texas. Cuộc điều tra chính thức cho thấy Tổng thống Kennedy bị ám sát bởi một sát thủ đơn độc tên là Lee Harvey Oswald.

Lee Harvey Oswald là một cựu quân nhân thủy quân lục chiến. Trong vòng sáu giây, y đã bắn tổng cộng ba phát đạn vào ông Kennedy, trúng hai. Tổng thống Mỹ được đưa tới Bệnh viện Parkland và được thông báo qua đời 30 phút sau.

Chỉ hai ngày sau cái chết của Tổng thống Kennedy, Oswald bị bắn chết ngay tại đồn cảnh sát Dallas bởi tay chủ hộp đêm Jack Ruby. Mặc dù vậy, kết luận này vẫn còn gây tranh cãi sau hơn nửa thế kỷ năm kể từ khi Tổng thống Kennedy qua đời và vụ ám sát này được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất của thế kỷ 20. Bởi nhiều người cho rằng không có đủ bằng chứng đáng tin cậy để kết luận vụ ám sát chỉ do Lee Harvey Oswald tiến hành.

Người ta tin rằng Oswald không thể hành động một mình và danh sách hung thủ tiềm năng, đồng bọn với Oswald là Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), những tên cướp và thậm chí là cả “cánh tay phải” của ông Kennedy. Tổng thống Kennedy là một trong những lãnh đạo được nể trọng và yêu mến nhất lịch sử Mỹ hiện đại. Cái chết của ông ở tuổi 46 gây nhiều tiếc nuối, nhưng bản thân ông cũng dính liền với những thông tin giả mạo, sai lệch, thuyết âm mưu.

Tháng 10/2017, Tổng thống Donald Trump quyết định công bố thêm 2.800 tập tin tài liệu mật về vụ ám sát ông Kennedy. Theo một khảo sát năm 2013, không dưới 62% người Mỹ tin rằng có một âm mưu lớn hơn đằng sau một nghi phạm mang tên Lee Harvey Oswald. Ngay khi tổng thống Kennedy vừa bị ám sát, phó tổng thống Lyndon B. Johnson là người chịu tai tiếng không ít, vì có nhiều người theo thuyết âm mưu nói rằng chính ông là kẻ chủ mưu giết tổng thống để sau đó được kế nhiệm.

Chủ tịch Cuba khi đó Fidel Castro cũng nằm trong "diện nghi vấn" của những thuyết âm mưu, do mối quan hệ Cuba - Mỹ cực kỳ nhạy cảm. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng quy trách nhiệm cho Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), Cơ quan tình báo Liên Xô KGB, hay các tổ chức mafia.

Đó là một thời kỳ căng thẳng của lịch sử quốc tế, nên kẻ thù của nước Mỹ không biết đâu mà lần. Nhưng tựu trung, sau khi tiếp nhận rất nhiều thuyết âm mưu, chỉ một điều chắc chắn rằng người ta không tin rằng Oswald đã hành động một mình.

4. Tổng thống William McKinley

William McKinley hầu như luôn luôn cài một bông hoa cẩm chướng đỏ trên ve áo của mình khi đến bất kì đâu như một lá bùa may mắn. Và có vẻ đúng như thế thật. Trong khi chào đón một dòng người vào năm 1901, ông đã rút bông hoa từ áo mình ra tặng một bé gái. Vài giây sau, ông đã bị ám sát và qua đời 8 ngày sau đó.

img

Tổng thống William McKinley.

William McKinley sinh ngày 29/1/1843 tại bang Ohio, nơi được coi là “vùng đất của những tổng thống”. Chỉ tính trong thế kỷ 19, đã có tới 6 tổng thống Mỹ xuất thân từ bang này, nhiều hơn bất cứ một bang nào khác ở Mỹ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Allegheny bang Pennsylvania vào năm 1861. Khi cuộc nội chiến nổ ra cũng vào năm này, McKinley đã ngay lập tức đăng ký tham gia đơn vị bộ binh tình nguyện bang Ohio.

Đơn vị của ông đã trải qua rất nhiều trận chiến, trong đó McKinley đã tham gia chiến đấu tại Cedar Creek, Opequon và Fishers Hill. Ông cũng tham gia vào cuộc đụng độ đáng sợ giữa Liên minh miền Nam và Liên bang miền Bắc tại Antietam ngày 17/9/1862. Hôm đó, trận chiến đẫm máu nhất của cuộc nội chiến đã diễn ra ngay bên ngoài Sharpsburg bang Maryland, và kéo dài trong vài ngày. Trận chiến chấm dứt với trên 22.000 người chết và bị thương trên chiến trường bên bờ sông Antietam. McKinley sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng khủng khiếp đó.

Vai trò của Tổng thống McKinley trong lịch sử được thể hiện qua cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898, trong đó Mỹ đã dễ dàng giành thắng lợi. Sau khi cuộc chiến kết thúc, Mỹ giành quyền kiểm soát Puéctô Ricô, đảo Guam và 7.200 hòn đảo của Philippines. Tuy nhiên, những lợi ích có được sau chiến tranh không phải là không bị chỉ trích bởi nhiều người không đồng ý Mỹ tiếp quản những vùng lãnh thổ ở quá xa. Tổng thống McKinley sau khi cân nhắc kỹ càng cuối cùng đã phê duyệt việc tiếp quản.

Các chính sách nổi trội của ông là coi việc đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu như là một phương châm cho sự thịnh vượng, điển hình là bảng thuế McKinley ra đời năm 1890. Với tư cách là ứng cử viên đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1896, ông nắm giữ tiêu chuẩn vàng và đề xuất Thuyết đa nguyên giữa các nhóm sắc tộc.

Chiến dịch tranh cử của McKinley, thiết kế bởi Mark Hanna, giới thiệu những kĩ thuật quảng bá cổ động mới trong tranh cử đồng thời đã tạo nên cuộc cách mạng hóa cho các loại hình quảng cáo cổ động tranh cử, chiến dịch này đã đánh bại chiến dịch của đối thủ của ông là William Jennings Bryan. Cuộc bầu cử năm 1896 là một cuộc bầu cử tái tổ chức (realigning election) đã đánh dấu sự mở đầu của Thời kỳ tiến bộ.

McKinley đã lãnh đạo đất nước trở lại thời kỳ thịnh vượng sau cuộc suy thoái kinh tế Panic 1893 và ông tái đắc cử sau một cuộc bầu cử quyết liệt nữa với Bryan năm 1900, lần này là tập trung vào chính sách đối ngoại.

Trên cương vị tổng thống, McKinley đã chiến tranh với Tây Ban Nha trong cái gọi là Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ. Trong nhiều tháng ông đã phản đối yêu cầu của cộng đồng cho cuộc chiến, một cuộc chiến bắt nguồn từ các thông tin về sự tàn bạo của Tây Ban Nha tại Cuba, nhưng chính quyền của McKinley đã không thể ép Tây Ban Nha đồng ý thực hiện cải tổ ngay lập tức. Sau đó ông xâm chiếm Philippines, Puerto Rico, Guam và Hawaii đồng thời thiết lập nên một chế độ bảo hộ với Cuba. McKinley bị một người theo chủ nghĩa vô chính phủ có tên là Leon Czolgosz ám sát năm 1901, Phó tổng thống Theodore Roosevelt là người kế nhiệm ông.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem