5 bí mật quốc gia bị phanh phui của Liên Xô (Kỳ 2): Đánh cắp chất xám Mỹ

Thứ năm, ngày 04/07/2019 15:35 PM (GMT+7)
Xét riêng trong cuộc đua công nghệ vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, đây là 5 bí mật quốc gia mà Moskva giấu nhẹm.
Bình luận 0

Kỳ 2:  5 "bí mật quốc gia" Mỹ và thế giới chỉ biết khi Liên Xô sụp đổ

Có thể nói, Chiến tranh Lạnh xảy ra giữa Mỹ và Liên Xô hồi thế kỷ 20 là một câu chuyện dài về những đối đầu căng thẳng trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, vũ khí và công nghệ. Trong cuộc đua "cân não" giữa hai cường quốc, Bí Mật chính là "con át chủ bài" mà Mỹ và Liên Xô đều rất coi trọng trong việc đảm bảo sức mạnh và tiếng tăm với địch thủ.

Xét riêng về lĩnh vực công nghệ vũ trụ, Liên Xô là quốc gia đi tiên phong và mở ra Kỷ nguyên Vũ trụ cho loài người bằng hai thành tựu rất đáng nhớ trong lịch sử nhân loại: (1) Phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới - Sputnik 1 - lên quỹ đạo Trái Đất; và (2) Đưa người lần đầu tiên thoát khỏi lực hút của Trái Đất bay vào không gian do phi hành gia Yuri Gagarin thực hiện ngày 12/4/1961.

Để có được thành tích "vô tiền khoáng hậu" đó, Liên Xô đã đổ rất nhiều chất xám, tiền của, thậm chí là chính mạng sống của nhiều phi hành gia quả cảm. Tuy nhiên, trong hành trình bảo vệ tiếng tăm của một quốc gia tiên phong trong lĩnh vực vũ trụ, Liên Xô đã phải giấu nhẹm những sự cố/tai nạn và xếp chúng vào hàng "bí mật quốc gia", "tuyệt mật". Và chỉ đến khi tan rã năm 1991, các bí mật này mới được Mỹ và thế giới biết đến.

Số phận cay đắng, cô độc của Laika

Sau thành công của Sputnik 1 ngày 4/10/1957, khiến Mỹ chính thức phải bước vào cuộc đua công nghệ không gian thời Chiến tranh Lạnh - Liên Xô tiếp tục phóng Sputnik 2.

Lần phóng này, Liên Xô mang theo chú chó "phi hành gia" Laika - một chú chó giống cái, lai giữa husky và spitz, từng sống lang thang vô chủ trên đường phố Moskva.

Bí mật mà Liên Xô cất giữ chính là về cái chết của chú chó tròn 3 tuổi. Những gì Laika trải qua trong sứ mệnh bay chưa một sinh vật nào thực hiện được (đó là hoàn thành nhiệm vụ bay vòng quanh Trái Đất) khiến không ít người xót thương.

Laika đã chết cô độc thế nào?

Ngày 3/11/1957, tàu vũ trụ Sputnik 2 được phóng lên quỹ đạo Trái Đất, mang theo Laika lên đường thực hiện sứ mệnh "đo" những tác động của việc phóng tàu và môi trường vũ trụ lên cơ thể sống.

img

Laika trước khi lên đường thực hiện sứ mệnh cảm tử. Ảnh: Getty Images

Khoảnh khắc tàu vũ trụ phóng đi, Laika đã phải chịu đựng trọng lực gấp 5 lần bình thường. Không những thế, tiếng ồn khủng khiếp của động cơ phản lực đã khiến chú chó Laika hoảng loạn. Dữ liệu truyền về mặt đất về sau tiết lộ, nhịp tim của Laika mạnh gấp 3 lần so với bình thương, nhịp thở mạnh gấp 4 lần.

Khi Sputnik 2 đạt được trạng thái phi trọng lực, nhịp tim của chú giảm đột ngột. Dẫu vậy, chú chó từng sống vô chủ ấy vẫn vượt qua được thử thách khắc nghiệt ấy để hoàn thành sứ mệnh cùng con tàu bay vòng quanh Trái Đất ở độ cao 3000km trong 103 phút.

Điều đáng sợ chưa đến. Sputnik 2 không được thiết kế để chống cháy và không được thiết kế để  trở về Trái Đất. Điều này có nghĩa là, Laika và Sputnik 2 đang thực hiện sứ mệnh cảm tử.

Với nguồn thức ăn và oxy chỉ đủ cho Laika sống 7 ngày ngoài không gian, người ta hy vọng Laika có thể chết vì thiếu dưỡng khí. Tuy nhiên, vì không có tấm chắn nhiệt, Sputnik 2 nhanh chóng trở thành bó đuốc khổng lồ nặng 500kg lao vô định về Trái Đất.

Laika chết! Tan vĩnh viễn cùng con tàu mang sứ mệnh tự sát của nó. Không một tấm huân chương nào có thể vinh danh hết sự can đảm và miêu tả được cái chết đau đớn mà Laika phải trải qua những giây cuối cùng. Nhờ Laika, lịch sử Liên Xô mới có được ngày 12/4/1961 huy hoàng ấy!

Cái chết của nhưỡng phi hành gia Liên Xô.

Trong thập niên những năm 1950, 1960, Liên Xô đã che đậy cái chết của một số phi hành gia trong nỗ lực thực hiện các chuyến bay thử nghiệm vào quỹ đạo Trái Đất.

Các sự cố thiệt mạng về người được cho là diễn ra trước chuyến bay đi vào lịch sử của Yuri Gagarin, phi hành gia được công nhận là người đầu tiên trong lịch sử thể giới bay vào vũ trụ ngày 12/4/1961.

Thông tin về những cái chết của các phi hành gia Liên Xô được chính phủ nước này giấu kín vào hàng tuyệt mật. Mãi về sau, người ta mới biết về số phận thực sự của họ. Một trong những "tài năng vũ trụ" của Liên Xô hy sinh khi đang làm nhiệm vụ chính là phi hành gia 24 tuổi Valentin Bondarenko.

img

Gia đình nhỏ của Valentin Bondarenko.

Là một trong 20 tài năng vũ trụ được tuyển chọn kỹ lưỡng khắp cả nước, Valentin Bondarenko cùng đồng đội luyện tập bất kể ngày đêm cho sứ mệnh đưa tàu Vostok (Phương Đông) có người lái ra ngoài vũ trụ đầu tiên trong lịch sử đất nước mình.

Ngày 23/3/1961 định mệnh ấy là ngày thứ 10 Valentin Bondarenko thực hiện chuỗi thử nghiệm độ bền kéo dài 15 ngày trong buồng áp suất thấp đặt tại một viện khoa học ở Moskva.

Thảm kịch xảy đến khi anh vừa hoàn tất ngày thử nghiệm của mình và chuẩn bị ra khoảng buồng áp suất. Do bất cẩn, miếng bông tẩm cồn anh dùng để lau cơ thể bỗng rơi vào đĩa hâm (dụng cụ làm nóng nước) khiến cho miếng bông nhanh chóng bốc cháy trong buồng kín chứa 68% oxy tinh khiết.

Vì cho rằng đó là lỗi chủ quan, Valentin Bondarenko không báo cho bên ngoài và tự xoay sở với ngọn lửa. Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra quá nhanh khiến toàn thân của anh đều bị bỏng. Da, tóc và mắt của anh đều bị ngọn lửa oan nghiệt hủy hoại.

Sau 8 giờ chiến đấu với thần chết, Valentin Bondarenko vĩnh biệt đồng đội, trước đó, trong cơn mê sảng anh không ngừng rên rỉ: "Tôi xin lỗi... Là lỗi của tôi... Lỗi của tôi..."

Liên Xô đã "nhường" mặt trăng cho Mỹ.

Mãi đến năm 1989, thế giới mới phát hiện ra Liên Xô thực tế đã cố gắng lên Mặt Trăng. Điều duy nhất họ thiếu? - Tên lửa.

img

Giấc mộng chinh phục Mặt Trăng của Liên Xô bị lụi tàn vì không đủ sức tạo tên lửa đẩy đổ bộ Mặt Trăng. Nguồn: Getty Images

"Chúng ta phải đưa người đổ bộ được Mặt Trăng trong thập kỷ này." - Đó là lời hiệu triệu của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy ngày 12/9/1962. 7 năm sau, khát vọng không gian ấy đã thành sự thực. Ngày 20/7/1969, nước Mỹ ghi danh mình vào lịch sử thế giới với sự kiện phi hành gia Neil Armstrong cùng đồng đội đặt những bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng.

Nếu như người Mỹ "lao tâm khổ tứ" rất nhiều với chương trình Apollo đưa người lên Mặt Trăng thì Liên Xô lại "hững hờ" với vệ tinh tự nhiên duy nhất và lớn nhất của Trái Đất.

Nguyên nhân của sự "hững hờ" này chỉ được tiết lộ khi một nhóm các nhà khoa học Mỹ được phép thăm các di tích của Chương trình Mặt Trăng có người lái mà Liên Xô đã từng thực hiện trong hai thập niên 1960 và 1970.

Hóa ra, người Liên Xô không hề bỏ ngoài cuộc đua lên Mặt Trăng với Mỹ. Tuy nhiên, thứ mà họ không sánh kịp với người Mỹ chính là Tên lửa đẩy.

Thời đó, Liên Xô không có khả năng phóng thiết bị tên lửa đẩy với độ phức tạp cần thiết cho một cuộc đổ bộ thành công lên Mặt Trăng. Các chuyến bay thử nghiệm đều bất thành. Đứng trước thành tích "vô tiền khoáng hậu" của địch thủ trên Mặt Trăng, Liên Xô đã chính thức khép lại cuộc đua lên vệ tinh này vào những năm 1970.

Khẩu súng thần công trong không gian: "Lá chắn" của Liên Xô trước Mỹ.

img

Bất chấp luật pháp quốc tế, cấm quân sự hóa không gian, khẩu súng thần công Rikhter R-23 được bí mật gắn trên trạm vũ trụ Salyut 3, được phóng vào năm 1974. Nguồn: Getty Images

Đầu những năm 1960, Liên Xô triển khai Chương trình Almaz - Trạm trinh sát không gian quân sự tuyệt mật. Đến thập niên 1970, nước này nhanh chóng phát triển và phóng 3 trạm trinh sát không gian là Salyut 2, Salyut 3 và Salyut 5 vào quỹ đạo Trái Đất dưới cái tên là Trạm vũ trụ dân sự Salyut.

Lo sợ Mỹ nhanh chóng "đánh hơi" được mục đích quân sự thực sự của Salyut và rồi phát triển chương trình vũ khí chống vệ tinh, Liên Xô cấp bách cần biện pháp tự vệ và chống trả.

Năm 1964, Liên Xô phát triển thành công khẩu súng thần công Rikhter R-23. Rikhter R-23 có thể bắn 950 đến 5.000 viên đạn 14,5 mm mỗi phút với tốc độ 2.414 km/giờ, tấn công mục tiêu ở khoảng cách 3,2 km.

Bất chấp luật pháp quốc tế, cấm quân sự hóa không gian, khẩu súng thần công Rikhter R-23 được bí mật gắn trên trạm vũ trụ Salyut 3, được phóng vào năm 1974.

Chỉ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, thế giới mới phát hiện ra rằng nước này thực sự đã bắn thử R-23 trong không gian vào ngày 25/1/1975. Vì lý do an toàn, kiểm soát mặt đất của Liên Xô đã đợi cho đến khi phi hành đoàn cuối cùng rời khỏi trạm vũ trụ rồi mới tiến hành bắn thử bằng cách bắn 20 phát đạn, khi trạm đang hoạt động ở chế độ không người lái.

img

Tàu con thoi của Liên Xô. Nguồn: Getty Images

Một trong những ví dụ đầu tiên về gián điệp trực tuyến chính là việc Liên Xô đột nhập vào cơ sở dữ liệu của chính phủ Mỹ để lấy thông tin về chương trình tàu con thoi của địch thủ.

Chúng ta đều quen thuộc với thế hệ tàu con thoi của Mỹ - một hệ thống tàu vũ trụ quỹ đạo thấp của Trái Đất có thể tái sử dụng, được vận hành bởi NASA, tổng cộng được phóng 135 lần từ năm 1981 đến năm 2011 - mà ít để ý rằng Liên Xô cũng có tàu con thoi.

Khi Liên Xô nắm được thông tin tình báo rằng Mỹ đang phát triển chương trình tàu con thoi từ năm 1969, họ lo ngại rằng Mỹ sẽ sử dụng phương tiện này cho một cuộc đua vũ trang trên vũ trụ. Để đáp lại, tình báo Liên Xô bắt đầu lên kế hoạch đánh cắp thiết kế và nghiên cứu về tàu con thoi của Mỹ.

Việc đánh cắp dữ liệu không hề dễ dàng dưới thời chính quyền Tổng thống Reagan, do đó, Liên Xô chuyển sang hack các cơ sở dữ liệu máy tính của chính phủ, trường đại học của Mỹ. Đây được xem là một trong những ví dụ đầu tiên về gián điệp trực tuyến.

Nhờ việc hack thành công, Liên Xô đã phát triển thế hệ tàu con thoi đầu tiên của mình có tên Buran (Bão tuyết). Mặc dù có ngoại hình gần giống với tàu con thoi của Mỹ, Buran có một số khác biệt chính mà theo một số chuyên gia, thế hệ tàu con thoi Liên Xô "nhỉnh" hơn Mỹ.

Mặc dù Buran không có động cơ nào có thể tái sử dụng (không giống như tàu của Mỹ, có ba động cơ được lắp vào đuôi), nhưng Buran có một hệ thống tên lửa vượt trội có khả năng chở một lượng hàng hóa đáng kinh ngạc lên đến 95 tấn (86 tấn) so với con số 26 tấn của tàu con thoi Mỹ.

Ngày 15/11/1988 là ngày bay đầu tiên và cũng là cuối cùng của Bão tuyết vào quỹ đạo. Bởi sau khi Liên Xô sụp đổ, do cạn kiện nguồn tài trợ nên tổng thống Nga đã hủy bỏ chương trình này vào năm 1993 trước khi nó bắt chuyến bay thứ hai vào quỹ đạo Trái Đất.

PV (Trí Thức Trẻ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem