Nhân dịp kỷ niệm 75 năm chiến thắng Stalingrad, tờ RT của Nga điểm lại 5 ý nghĩa quan trọng trong trận đánh 1,9 triệu người chết khủng khiếp nhất lịch sử thế giới này.
Thiệt hại khủng khiếp
Stalingrad là trận đánh lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh. Giao tranh chỉ kéo dài trong 5 tháng, từ 8.1942-2.1943 nhưng đã khiến gần 2 triệu người thương vong.
Điều này không chỉ phản ánh tương quan lực lượng hai bên tung vào cuộc chiến, mà còn thể hiện tham vọng của Hitler trong việc nắm quyền kiểm soát thành phố chiến lược.
Chiến trường Stalingrad trở thành “cối xay thịt” tiêu hao lực lượng Đức. “Đó là cối xay thịt với người Đức. Mọi sư đoàn họ điều đến đều bị tổn thất nặng nề. Phát xít Đức lại càng phải rút quân từ hai cánh để dồn lực vào trận đánh. Đến tháng 11, phát xít Đức đã cho thấy dấu hiệu kiệt sức”, RT bình luận.
Trận thảm bại đầu tiên của phát xít Đức
Không quân Đức ném bom Stalingrad vào tháng 9.1942.
Trận đánh Stalingrad nằm trong Chiến dịch quy mô lớn, nhằm kiểm soát giếng dầu ở vùng Caucasus của Liên Xô. Nhưng càng đi sâu vào chiến dịch, phát xít Đức càng sa lầy và cuối cùng nhận thất bại nặng nề.
“Ở Moscow năm 1941, người Đức chỉ bị đẩy lùi. Nhưng tại Stalingrad, họ đã đại bại. Đây là thất bại lớn nhất mà Hitler phải chuốc lấy cho đến thời điểm đó, thất bại mà người Đức không thể che giấu”, nhà sử học người Nga Konstantin Zalesskiy bình luận.
Đem đến hy vọng cho thế giới
Theo RT, đối với những người từng trải qua Thế chiến 2, sống trong thời khắc đứng giữa sự sống và cái chết, Stalingrad rõ ràng đem đến ý nghĩa biểu tượng sâu rộng.
Quân Đức cho đến khi đó vẫn được coi là lực lượng bất khả chiến bại. Sức hủy diệt khủng khiếp mà phát xít Đức gieo rắc đột nhiên biến mất, khiến cho cục diện Thế chiến 2 rẽ sang một hướng khác.
Hitler đứng trên bờ vực
Lãnh đạo Liên Xô đề ra chiến thuật tác chiến ở Stalingrad.
“Vấn đề nằm ở chỗ Hitler đã đầu tư quá nhiều công sức vào việc xây dựng hình ảnh. Việc chiếm thành phố Stalingrad là biểu tượng của sự kiêu hãnh đối với trùm phát xít”, nhà sử học Anthony Beevor nói.
Càng dấn thân vào trận đánh Stalingrad, Hitler càng đưa ra những quyết định sai lầm, cả về chính vị và quân sự. Tất cả chỉ nhằm phục vụ niềm tin cá nhân và viễn cảnh màu hồng không có thực.
Thay vì chấp nhận thiệt hại và rút quân, Hitler muốn đặt cược toàn bộ vào Stalingrad. Kết quả là trùm phát xít đã mất hầu hết các sư đoàn thiết giáp tinh nhuệ.
Lúc Hitler nhận ra mình thất bại có lẽ là thời điểm trùm phát xít nghĩ đến viễn cảnh tồi tệ nhất. Hai năm sau trận Stalingrad, Hitler lẩn trốn dưới hầm trú ẩn, bị trầm cảm nặng và không thể hùng hồn phát biểu trước quốc gia như trước.
Đặt thời gian kết thúcThế chiến 2
Hitler xem duyệt binh ở Ba Lan năm 1939.
Một số nhà sử học cho rằng, thời điểm tháng 12.1941, khi Hitler bị chặn đứng ở Moscow và Mỹ nhảy vào cuộc chiến sau trận Trân Châu Cảng, là lúc quyết định kết cục Thế chiến 2.
Nhưng theo RT, trận thảm bại ở Stalingrad mới thực sự làm đổi chiều cuộc chiến. Phát xít Đức không còn thắng được một trận nào ở mặt trận phía đông và thậm chí không thể tạo ra một chiến dịch quân sự nào thành công.
Có thể nói, chiến thắng của Liên Xô ở Stalingrad không chỉ cứu hàng triệu sinh mạng người Nga, mà còn hàng triệu người khác trên thế giới, bằng cách rút ngắn cuộc chiến, RT bình luận.
Trận đánh quyết định ở Stalingrad khiến 1,9 triệu người thiệt mạng trong Thế chiến 2 cho đến nay được ghi nhận là “địa...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.