1. Học càng nhiều càng tốt
Cha mẹ Nga thường khuyến khích con gái học nhiều hơn ngoài các môn chính ở trường như học mua ba lê, vẽ, khiêu vũ…Từ rất nhỏ, các cô bé cậu bé đã được đến các lớp thể thao, âm nhạc và ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, người ta cũng rất chú ý đến việc học văn hóa Nga và thế giới. Ở Moscow, một số nhà hát, bảo tàng sẽ cung cấp vé miễn phí cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
2.Việc nuôi dạy con gái hầu hết là phụ nữ đảm nhận
Trong hầu hết các gia đình ở Nga, chỉ có phụ nữ ở cạnh trẻ nhỏ từ bà, mẹ, người giữ trẻ. Các ông bố tập trung cho việc kiếm tiền chính trong nhà và họ nghĩ rằng việc nuôi dạy con cái là công việc của người phụ nữ, ngay cả khi người phụ nữ đó vẫn có thu nhập.
Ở Nga, phụ nữ thường nhận thêm trợ cấp xã hội cho việc nuôi dạy con cái. Nếu sinh con đứa thứ 2, người mẹ sẽ được trả thêm 7000 đô la. Khi ly hôn, con cái thường được người mẹ nuôi. Đặc biệt, trong các trường mẫu giáo và trường học, hầu hết các giáo viên đều là phụ nữ.
3.Tự lập khi còn rất bé
Những đứa trẻ ngay từ nhỏ sẽ được dạy cách tự dọn dẹp, tự nấu ăn…Một đứa trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể tự chơi trong vườn mà không cần có người lớn bên cạnh, hay một đứa trẻ 7 tuổi có thể tự mình đến cửa hàng để mua bánh mì
Theo luật ở Nga, những đứa trẻ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm trước tòa vì hành vi của chính mình. Ngoài ra, trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi không thể ở một mình trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng, điều này có thể dẫn đến việc cha mẹ bị phạt khoảng 80 đô la .
4. Trẻ em là một phần của xã hội
Không giống như ở các quốc gia khác nơi đề cao tính cá nhân, trẻ em ở Nga được nuôi dưỡng như một phần của nhóm. Nếu trẻ em ở các quốc gia khác gây ồn ào ở nơi công cộng, ở Nga chúng có thể ngăn chặn bằng cách nói "hãy nghĩ về những gì mọi người nói!"
5. Luôn luôn là một đứa trẻ
Trong mắt cha mẹ Nga, con cái mãi mãi chỉ là một đứa bé cần đền vòng tay của bố mẹ. Tuy nhiên, họ cũng rất khuyến khích con cái mình nếu chúng muốn tự lập. Nếu một đứa con muốn đi du học, cha mẹ Nga sẽ làm tất cả để hỗ trợ.
Tachiyana Rusakova, mẹ của 2 đứa con cũng có suy nghĩ tương tự: "Nếu những đứa trẻ cố gắng làm những việc nghiêm túc, chúng tôi sẽ giúp đỡ. Nhưng nếu chúng đòi hỏi những thứ như một ngôi nhà, xe cộ, chắc chắn chúng tôi sẽ không ủng hộ".
Phương pháp nuôi con của bà mẹ này được đúc kết và rút ra từ những năm tháng cơ cực, nghèo đói. Thế nhưng, cũng chính...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.