1.Trạm lư
Khi 5 thanh kiếm mới đúc xong.Khi nghe tin Việt vương Doãn Thường đúc được năm thanh kiếm, Ngô vương đã sai người sang đòi. Doãn Thường thấy nước Ngô mạnh, đành phải đem ba thanh Trạm Lư, Thắng Tà, Ngư Trường đem cống nạp cho Ngô. Về sau Ngô Vương Hạp Lư đem thanh Ngư Trường đưa cho Chuyên Chư hành thích Vương Liêu trở thành vua nước Ngô. Thanh kiếm Trạm Lư bị rơi xuống nước, sau Sở vương tìm được. Vua nước Tần nghe tin đòi không được nên đem quân đánh Sở nhưng Sở vương nhất định không giao.Không biết vì sao Trạm Lư rơi vào tay vua nước Ngô là Phù sai.
Sau này Việt vương câu tiễn diệt Ngô thì thanh Trạm Lư được Việt Vương rất yêu quý vào luôn đem theo mình.Khi chết Trạm Lư được chôn theo Việt vương câu tiễn và mới tìm được khi khai quật.
Sau hơn 2.400 năm chôn vùi trong lòng đất, tại sao thanh kiếm vẫn không hề bị gỉ, lưỡi kiếm vẫn sắc lạnh? Điều này làm đau đầu các nhà khảo cổ của Trung Quốc từ mấy chục năm nay.
2.Thắng tà
Trong 5 thanh kiếm của Âu Dã Tử thì Thắng Tà là hạng nhất, Thuần Quân, Trạm Lư là thứ hai, rồi đến Ngư Trường. Cự Khuyết đứng hạng chót. Khi đúc thanh Cự Khuyết, vàng và đồng không hợp được với nhau nên Cự Khuyết chỉ sắc bén chứ không phải là bảo kiếm.
Thắng tà mạnh nhất nhưng sau khi rơi vào tay vua nước Ngô thì mất dấu.Trong lịch sử và cả truyện không thấy mấy khi nhắc đến thanh này .
3.Thuần quân
Thanh bảo kiếm Thuần Quân cũng không hề kém cạnh với người anh em Trảm Lư của nó khi người chủ là danh tướng Ngũ Tử Tư. Nó đã cùng với Ngũ Tử Tư giành rất nhiều thắng lợi trên sa trường. Tuy nhiên số phận của bảo kiếm Thuần Quân lại quá ngắn ngủi. Trước khi người chủ của nó không can ngăn được Ngô Vương Phù Sai đắm chìm trong mỹ nhân và rượu thịt để đến nỗi mất nước vào tay Việt Vương Câu Tiễn, Ngũ Tử Tư đã quẳng Thuần Quân xuống dòng Tiền Đường.
4.Ngư trường ( ngư tràng kiếm)
Gọi là kiếm thì quá ngắn đoản kiêm hay chuy thủy thì hợp lý hơn.Vì nó ngắn và sắc bén vô cùng chém sắt như chém bún .Chém đầu như thái rau vì vậy thích hợp cho thích khách sử dụng.Chuyên Chư đã giấu nó vào bụng cá để hành thích Vương Liêu.Sau đó Hạp Lư cho rằng thanh Ngư Trường luôn mang đến điềm gở nên cho người giấu đi và mất dấu luôn từ đó.
5.Cự khuyết
Đứng chót trong bảng xếp hạng và theo lời của đồ đệ Âu Dương Tử thanh kiếm này chỉ được cái sắc bén chứ không phải bảo kiếm thế nên cũng chẳng thấy nói về nó .Nghe nôm na chắc là thanh kiếm lớn.
Sưu tầm (Vothuat.vn)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.