Theo KTS, Nguyễn Văn Tú (Idee Architects), dưới đây là 5 vật liệu chống nóng cho mái nhà
1. Sử dụng biện pháp trồng cỏ, cây xanh phía trên phần mái nhà
Đây cũng là một giải pháp chống nóng hữu hiệu cho căn nhà.
Hiệu quả: Đem lại nhờ hệ thống đài phun nước, lớp đất ẩm, tán cây xanh hấp thu khí CO2 và cung cấp oxi, cũng như tạo đượng bóng râm xuống phần mái… Những yếu tố này tạo nên một lớp chống nóng hữu dụng cho mái nhà.
Nhược điểm: Để có để có một khu vườn mái nhà không phải đơn giản vì phải bỏ rất nhiều công sức và thời gian để chăm sóc. Ngoài ra việc thi công chống thấm cho sân thượng phải được giám sát chặt chẽ. Nhiều trường hợp bị nứt mái do thấm nước khiến khả năng chống nóng của sân thượng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các biện pháp thoát nước trên mái cần bố trí khoa học tránh tình trạng đọng nước tù ảnh hưởng đến kết cấu phần trần mái căn nhà.
2. Sử dụng biện pháp lát gạch chống nóng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giá gạch chống nóng sân thượng với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Gạch cách nhiệt chống nóng sẽ được lát trực tiếp lên mặt mái nhà.
Hiệu quả: Đặc điểm của loại gạch này là có lỗ rộng phía dưới giúp cách nhiệt giữa hai môi trường. Tạo không khí thoáng mát cho căn phòng áp mái. Ngoài ra cách thức thi công chống nóng sân thượng bằng gạch lỗ đơn giản, giá thành vật liệu rẻ nên được nhiều người yêu thích.
Nhược điểm: Hiệu quả cách nhiệt của gach chống nóng cho mái nhà không cao, thậm chí nhiệt độ do gạch hấp thụ vẫn có thể truyền thẳng xuống các phòng ở phía dưới. Bên cạnh đó, sau một thời gian chống chọi với khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam, lớp gạch sẽ bị thấm nước khiến tỷ trọng mái tăng đáng kể, dẫn tới tình trạng nứt trần nhà và ẩm mốc.
3. Sử dụng giải pháp lắp đặt mái tôn
Với những gia chủ không có nhiều thời gian và muốn tăng công năng sử dụng của sân thượng cho việc khác như phòng giặt, kho chứa đồ, thì giải pháp lắp đặt mái che chống nóng sân thượng là phương án rất phù hợp.
Nhược điểm: Tuy nhiên mái tôn lại là một loại vật liệu xây dựng có khả năng hấp thụ nhiệt độ rất lớn. Thực tế đo được nhiệt độ trên mái tôn có thể đạt từ 60 – 65 độ C vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Sân thượng sẽ tiếp tục hấp thụ hơi nóng từ mái tôn và tỏa xuống các phòng áp mái.
Chính vì thế việc lợp tôn chống nóng sân thượng không mang lại hiệu quả chống nóng cho sân thượng. Tuy nhiên các gia chủ có thể kết hợp lắp đặt tấm cách nhiệt và mái tôn chống nóng sân thượng, vừa chống nóng hiệu quả vừa tăng công năng sử dụng cho sân thượng.
4. Chống nóng sân thượng bằng xốp XPS, vật liệu chống nóng hiệu quả cho mái nhà
Hiệu quả: XPS – 1 dòng vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu so sánh với những giải pháp trên thì việc sử dụng xốp XPS vẫn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn như: Trọng lượng nhẹ, dễ dàng cắt xén, vận chuyển thuận tiện cho việc thi công và lắp đặt. Cường độ chịu nén và độ cứng cơ học vượt trội, có khả năng chịu nước, chống ẩm, nấm mốc, mối mọt khá cao.
Nhược điểm: xốp XPS chưa phải là giải pháp tối ưu nhất trong việc giải quyết vấn đề chống nóng cho sân thượng. Đó chính là bề mặt xốp XPS là nhựa, không phải lớp giấy xi măng. Chính vì đặc điểm này nên khi thi công lắp đặt tấm xốp XPS sẽ không bám chắc vào bề mặt vữa xi măng. Sau một thời gian chịu tác động của thời tiết, nước mưa sẽ luồn xuống phía dưới tấm xốp và gây ra hiện tượng nứt trần, làm tăng tỷ suất truyền nhiệt.
5. Giải pháp chống nóng bằng cách thi công phun PU Foam
Hiệu quả: Ở nước ta, chống thấm và chống nóng sân thượng bằng cách phun PU Foam (bọt xốp Polyurethane) được ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng cao cấp. Cách hạ nhiệt này giúp toàn bộ không gian các tầng dưới luôn mát mẻ, không khí thoáng đãng, dễ chịu hơn trong những ngày hè oi bức.
Không chỉ chống nóng sân thượng mà giải pháp này được sử dụng ở các hạng mục cách nhiệt cho tường nhà. Tuổi thọ có thể kéo dài. Giúp tiết kiệm chi phí điện năng lên tới 50%.
PU Foam có khả năng chống thấm cao. Thời gian thi công nhanh, chỉ mất 1 ngày mà không ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt trong gia đình. Lớp PU foam hệ phun áp lực cao có khả năng thi công linh hoạt trên nhiều bề mặt vật liệu và kết cấu phức tạp, tạo thành một lớp cách nhiệt liên tục không mối nối, không khe nhiệt. Đây chính là ưu điểm vượt trội hơn so với những dòng vật liệu bằng tấm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.