Kẻ khổng lồ tỉnh giấc
Lịch sử chính trị thường nhắc đến câu chuyện Hoàng đế Napoléon Bonaparte sau khi đọc bản dịch cuốn Tôn Tử Binh pháp do một linh mục Pháp sống ở Trung Quốc đời nhà Thanh thực hiện, đã phát biểu một nhận xét thú vị: “Hãy để cho tên khổng lồ này ngủ yên, vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.”
Thật ra thì từ thời xa xưa cho đến hết thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc chỉ tự rung chuyển mình bằng những cuộc nội chiến (như thời Đông Chu Liệt Quốc) hay bị rung chuyển khi ngoại xâm (như Mông Cổ hay Mãn Thanh) chiếm đóng và cai trị, bị 8 nước Tây phương (Bát quốc liên quân) trừng phạt đầu thế kỷ 20 và gần đây nhất là bị quân đội Nhật hoàng xâm lăng và hành hạ trong thời Đệ nhị Thế chiến.
Công bằng mà nói thì Trung Quốc cũng có làm rung chuyển một số quốc gia láng giềng nhỏ bé như Cao Ly (Triều Tiên) và Việt Nam qua những cuộc chiến tranh xâm lược nhưng rốt cuộc đều bị đánh bại và phải chạy về nước.
Chỉ đến khi Đặng Tiểu Bình trở lại chính quyền năm 1978 Trung Quốc mới thực sự bắt đầu một thời kỳ cải cách và phát triển theo hướng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Trong giai đoạn này, quan trọng nhất trong mưu lược đối ngoại của Đặng Tiểu Bình là âm thầm xây dựng một nước Trung Hoa hùng mạnh bằng chính sách “thao quang dưỡng hối” (giấu cái sáng, nuôi cái tối) tức là giấu giếm nội lực, giả vờ yếu kém để chờ ngày vùng dậy làm bá chủ thiên hạ.
Chính sách ẩn mình chờ thời của Đặng Tiểu Bình nay đã đến hồi kết thúc. Chỉ trong 3 thập kỷ, Trung Quốc từ một nước nghèo đói đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế, vượt Nhật Bản để chiếm địa vị thứ nhì sau nước Mỹ, và cũng đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với số tiền cho mượn trên 1.300 tỷ USD. Thời Hồ Cẩm Đào làm Tổng Bí thư, Trung Quốc đã giàu nhất thế giới vì nhờ lao động rẻ nên đã trở thành công xưởng của tư bản quốc tế sản xuất hầu hết hàng tiêu thụ khắp các nước.
Từ 2012, khi Tập Cận Bình kế vị Hồ Cẩm Đào thì “Trỗi dậy hoà bình” được đổi thành “Giấc mơ Trung Quốc”. Lời tiên đoán của Napoleon nay được nghiệm đúng- tên “khổng lồ” đã tỉnh giấc và sẽ thật sự làm rung chuyển thế giới. Nhưng rung chuyển đến mức nào và sẽ bị rung chuyển ngược ra sao lại là chuyện khác.
Đối với những nhà chính trị có quan điểm “diều hâu” ở Trung Nam Hải, thế kỷ 21 phải là thế kỷ của Trung Quốc vĩ đại, và thời điểm 2014, khi thế giới đang phải đối mặt với xu hướng “dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế” và mưu đồ thực hiện “chân lý thuộc về kẻ mạnh” trong ứng xử với các nước nhỏ như Việt Nam, Ukraine, Philippines.., thì đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để cho họ khẳng định quyết tâm thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc” khởi sự từ Việt Nam, đối tượng quan trọng nhất nhưng lại dễ dàng nhất.
Tại sao chọn Việt Nam?
Trở lại với câu hỏi “Tại sao Trung Quốc lại chọn Việt Nam là điểm nhấn đầu tiên trong mưu toan làm chủ Biển Đông, kiểm soát các nước ASEAN và đẩy Mỹ ra khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương?”, tôi thấy có một vài lý do sau dưới góc nhìn của Bắc Kinh:
Trước hiểm họa này, người dân nước Việt cần tiếp tục ủng hộ những quyết sách của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam.
Trí thức và chuyên gia hải ngoại sẽ cùng với các trí thức chuyên gia trong nước đóng góp vào việc giúp chính quyền giải quyết các vấn đề khó khăn về đối nội và đối ngoại, thiết lập các dự án cải cách để có thể ổn định được tình hình chính trị, kinh tế và xã hội, giúp đất nước mau chóng trở thành một quốc gia dân chủ và phát triển.
1. Việt Nam có vị trí chiến lược then chốt, gần nhất và thuận tiện nhất để Trung Quốc có thể sử dụng vào mục tiêu khẳng định quyền làm chủ Biển Đông, khai thác tài nguyên biển và kiểm soát toàn thể các nước trong khu vực.
2. Từ sau sự kiện Thành Đô năm 1990, họ tin rằng Việt Nam đã gần như lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc về kinh tế và chính trị. Hơn nữa, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới mấy năm nay, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kinh tế, đầu tư và hiện khó có thể trông chờ sự trợ giúp thực tâm nào từ các cường quốc khác như Nga (đối tác chiến lược toàn diện), Mỹ (cường quốc số 1 vì họ đang sa lầy ở Trung Đông, Ukraine), EU (đang chịu bóng ma nợ công).
3. Sự liên kết trong ASEAN quá lỏng lẻo, mỗi nước ASEAN đều có nhiều lợi ích kinh tế riêng qua những quan hệ hợp tác song phương với Trung Quốc, hơn nữa cũng phải đối mặt với “đội quân thứ năm” là Hoa Kiều ở nước họ, lực lượng thường thao túng kinh tế, thương mại ở nhiều nước Đông Nam Á nên khó tìm một tiếng nói chung, đồng lòng chống lại mưu đồ bành trướng của Trung Quốc.
4. Hoa Kỳ đang phải đối phó với nhiều khó khăn ở trong nước và nhiều nơi trên thế giới nên chưa thể thật sự xoay trục sang châu Á như mong muốn. Trung Quốc cần nắm lấy cơ hội trước khi Hoa Kỳ có thể cùng với Nhật xây dựng liên minh chiến lược với ASEAN.
5. Trung Quốc cũng có nhiều khó khăn nội bộ nhưng qua hành động thị oai với Việt Nam và xác định quyền khai thác tài nguyên trên Biển Đông, lãnh đạo Bắc Kinh có thể khích động chủ nghĩa dân tộc và gỉảm bớt sự bất mãn và chống đối của nhân dân.
6. Mỹ và Nhật Bản đang có những nỗ lực “lôi cuốn” Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc giữa lúc tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam đang lên cao.
7. Lợi dụng Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng để bóp méo và xuyên tạc sự thật về chủ quyền của Việt Nam.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.