Như ông nói, nông dân giỏi, nông dân xuất sắc góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu nông nghiệp. Vậy các bộ, ngành cần làm gì để nhân rộng những điển hình này?
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám tham quan gian hàng trưng bày nông sản thực phẩm an toàn của Tập đoàn TH bên lề buổi lễ ký kết "Cung ứng nông sản thực phẩm an toàn" tại Hà Nội ngày 8.10. Ảnh: Trần Quang
- Điều quan trọng đối với nhà nước, đoàn thể chính trị-xã hội cũng như cơ quan truyền thông là giúp người nông dân nắm được thông tin thị trường, tiếp cận được vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng, giá cạnh tranh để nông dân sản xuất. Bên cạnh đó, chúng ta phải hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tổ chức lại sản xuất thông qua các mô hình liên kết sản xuất theo từng khâu, tốt nhất là theo chuỗi giá trị. Đó là các mô hình tổ hợp tác, tổ liên kết, hợp tác xã, doanh nghiệp…
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, nông nghiệp Việt Nam, nông dân cần làm gì để có sản phẩm nông sản mang tính cạnh tranh cao?
- Trong hội nhập, nông nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thách thức cũng như cơ hội lớn đan xen với nhau. Trước hết nói về cơ hội, hiện nay Việt Nam đã mở cửa thị trường với nhiều khu vực và thế giới thông qua các Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, hiệp định ký kết với EU và các hiệp định song phương khác. Ngay trong nội bộ các nước ASEAN, chúng ta cũng đã có những hiệp định về thương mại. Nói tóm lại, thị trường nông sản Việt Nam đã mở cửa thông thương với thị trường thế giới nên nông sản Việt Nam sẽ cạnh tranh với hàng nông sản thế giới ngay trên sân nhà.
Trong nhiều năm qua, T.Ư Hội NDVN thông qua Báo Nông Thôn Ngày Nay đã có rất nhiều sáng kiến về kết nối với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp để động viên, cổ vũ, hỗ trợ, hợp tác với nông dân, nhất là những nông dân giỏi, nông dân xuất sắc trong việc giới thiệu, quảng bá những địa chỉ, sản phẩm an toàn, chất lượng cao đến người tiêu dùng”.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám
|
Các bộ ngành cũng đang tham mưu giúp Chính phủ tháo gỡ những cơ chế vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bên cạnh đó, chúng ta đang có chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ mới nhất vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Đây là cơ hội lớn giúp nông dân tiếp cận thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra bước đột phá trong sản xuất…
Để nắm bắt được cơ hội thị trường, theo ông, người nông dân cần thay đổi tư duy như thế nào?
- Trước hết, nông dân chúng ta rất thông minh, linh hoạt, nhất là những nông dân giỏi, “Nông dân Việt Nam xuất sắc”. Với tư cách là Ủy viên Ban Chỉ đạo Chương trình bình chọn “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, tôi nhận thấy, nông dân đã có trách nhiệm cao hơn trong sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; có ý chí, nghị lực vươn lên, sáng tạo trong lao động; nhiều người có uy tín và đóng góp rất quan trọng trong đời sống cộng đồng, là tấm gương sáng trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, đường biên giới…
Nhưng để thành công, chúng ta cần hướng dẫn, hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp, tổ chức lại sản xuất. Nhà nước sẽ tạo điều kiện tăng cường các hoạt động khuyến nông để hỗ trợ nông dân về quy trình sản xuất cũng như tiếp cận những mô hình sản xuất mới hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
TS Hạ Thúy Hạnh (trái). Ảnh: N.T
Nông dân xuất sắc cần hơn nữa vốn, thông tin và thị trường
Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” mà trọng tâm là hoạt động bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp một số bộ, ban, ngành chỉ đạo và Báo Nông Thôn Ngày Nay chủ trì có ý nghĩa rất lớn trong việc khuyến khích nông dân nhanh chóng đổi mới, tiến lên sản xuất lớn, tập trung nhằm tạo ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tôn vinh và trao danh hiệu ”Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm nay là nguồn khích lệ rất lớn đối với nông dân và cũng là mục tiêu để nông dân cả nước thi đua có nhiều sáng kiến, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Trong thời kỳ hội nhập, nông nghiệp Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội để vươn mình phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, có cơ hội cũng sẽ có thách thức, cạnh tranh. Chúng tôi cho rằng, để giúp nông dân hội nhập quốc tế thành công, nhà nước và các bộ, ngành liên quan cần có thêm những chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn tương xứng với những đóng góp của nông dân.
Đầu tiên là hỗ trợ nông dân các vấn đề thông tin về chất lượng sản phẩm, các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn đã được công nhận như VietGAP, GlobalGAP. Hay những quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm an toàn thực phẩm, hiện nay nông dân rất cần cập nhật và phổ biến.
Khi chúng ta tuyên truyền mạnh mẽ những thông tin hữu ích đó tới nông dân, họ sẽ thay đổi nhận thức, thay đổi cách làm để tạo ra những sản phẩm chất lượng đủ sức cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu khách hàng quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta cần tuyên truyền, thông tin đến nông dân về các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, các mô hình liên kết hình thành chuỗi sản xuất hàng hóa mang tính chất bền vững có thương hiệu vùng miền cũng như thương hiệu quốc gia...
TS Hạ Thúy Hạnh –
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
An Nhiên (ghi)
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.